Tin KHCN nước ngoài
Thiết bị thông minh không pin đang tiến gần hơn với thực tế (05/12/2018)
-   +   A-   A+   In  

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Waterloo vừa đạt được một tiến bước to lớn hướng tới việc tạo ra các thiết bị thông minh không sử dụng pin hoặc không cần sạc.

Các đồ vật không pin vốn sở hữu một địa chỉ IP để kết nối Internet này được gọi là thiết bị Internet của vạn vật (IoT). Nếu một thiết bị IoT có thể hoạt động mà không cần đến pin, việc đó sẽ giảm chi phí bảo trì và cho phép thiết bị được đặt ở những nơi không có lưới điện.

Nhiều thiết bị IoT này có gắn cảm biến để xác định môi trường, từ nhiệt độ và ánh sáng xung quanh của căn phòng cho đến âm thanh và chuyển động nhưng một trong những thách thức lớn là làm cho các thiết bị này hoạt động ổn định và không cần pin.

Các nhà khoa học từ Trường khoa học máy tính Cheriton Đại học Waterloo vừa tìm ra một cách để “hack” các thẻ định danh tần số vô tuyến (RFID), những dải kim loại uốn lượn có ở khắp nơi bằng một con chip nhỏ được tìm thấy trong nhiều đồ vật khác nhau và cho các thiết bị này khả năng cảm nhận môi trường.

Nghiên cứu sau tiến sĩ Ju Wang cho biết: “Việc đó thực sự rất dễ thực hiện. Đầu tiên, bạn tháo nắp nhựa ra khỏi thẻ RFID, sau đó dùng kéo cắt một phần nhỏ ăng-ten của thẻ rồi gắn một cảm biến vào giữa đoạn ăng-ten bị cắt để hoàn thiện mạch”.

Ở dạng ban đầu, thẻ RFID chỉ cung cấp sự định danh và vị trí. Chính việc hack của nhóm đã cho thẻ khả năng cảm nhận môi trường. Để bổ sung “mắt” cho một chiếc thẻ, các nhà nghiên cứu đã hack thẻ RFID bằng một bóng bán dẫn quang – một loại cảm biến bé xíu phản hồi với mức độ ánh sáng khác nhau.

Bằng cách cho bóng bán dẫn quang tiếp xúc với ánh sáng, nó sẽ thay đổi đặc tính của ăng-ten RFID mà nhờ đó sẽ gây ra một sự thay đổi về tín hiệu được truyền đến thiết bị đọc. Các nhà nghiên cứu sau đó đã phát triển một thuật toán trên thiết bị đọc vốn giám sát biến động trong tín hiệu của thẻ, là cách nó cảm nhận được mức độ ánh sáng.

Trong số những cách hack đơn giản nhất là bổ sung một công tắc cho một chiếc thẻ RFID để nó đóng vai trò là một bàn phím nhạy cảm ứng.

“Chúng tôi thấy đây là một ví dụ hay về một hệ thống phần cứng-phần mềm hoàn thiện cho các thiết bị IoT. Chúng tôi đã hack một phần cứng đơn giản – cắt thẻ RFID và đặt một cảm biến lên. Sau đó chúng tôi thiết kế các thuật toán mới và kết hợp phần cứng và phần mềm để cho phép các ứng dụng và khả năng mới. Đóng góp chính của chúng tôi là chỉ ra mức độ đơn giảm trong việc hack một chiếc thẻ RFID để tạo ra một thiết bị IoT. Việc đó dễ đến mức một người mới học việc cũng có thể làm được”, Giáo sư Omid Abari cho biết.

Nguồn: dost-dongnai.gov.vn

Số lượt đọc: 987

Về trang trước Về đầu trang