Tin KHCN nước ngoài
Scrobby: Robot tự động có khả năng làm sạch tấm pin năng lượng mặt trời (29/09/2014)
-   +   A-   A+   In  

Để đảm bảo hiệu suất tối ưu cũng như hoạt động hiệu quả, các tấm pin năng lượng mặt trời cần phải được cọ rửa và làm sạch thường xuyên.

Trên thực tế, việc sử dụng những đường ống dẫn nước từ mặt đất nhằm mục đích phun rửa những tấm pin mặt trời cũng chưa thực sự mang lại hiệu quả. Nhằm giải quyết vấn đề này, một nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu và chế tạo thành công một nguyên mẫu robot tự động có khả năng sử dụng năng lượng mặt trời để vận hành thao tác cọ rửa, làm sạch những tấm pin năng lượng mặt trời, có tên gọi là Scrobby.

 

Scrobby được thiết kế với mục đích giúp cọ rửa và làm sạch những tấm pin năng lượng mặt trời được lắp đặt trên mái của các tòa nhà với góc nghiêng lên đến 75 độ và diện tích được làm sạch có thể đạt đến 10 x 20 m. Cấu tạo của Scrubby gồm có một thân robot và một sợi dây kim loại, một đầu gắn vào thân của robot, đầu kia được cố định ở một vị trí trên mái nhà, nhờ đó, nó có thể thực hiện thao tác cọ rửa ở những vị trí, khu vực có phạm vi, khoảng cách xa vị trí ban đầu. Tuy nhiên, mục đích thực sự của sợi dây kim loại là nhằm giúp Scrobby không bị rơi khi đang thực hiện thao tác cọ rửa trên mái của các tòa nhà.

 

Bên cạnh đó, người sử dụng cũng có thể gửi thông tin ra lệnh, điều khiển Srobby từ một ứng dụng được cài đặt trên thiết bị điện thoại thông minh hay máy tính bảng. Ngược lại, những thông tin chi tiết về lịch trình hoạt động, tiến độ làm việc của Scrobby cũng sẽ được gửi đến ứng dụng thông qua kết nối Bluetooth 4.0.

 

Các nhà nghiên cứu khẳng định, trong quá trình sử dụng Scrobby vào mục đích làm sạch những tấm pin năng lượng mặt trời, không nhất thiết phải sử dụng một nguồn điện để khởi động thiết bị hay sử dụng nguồn nước do Scrobby đã biết tận dụng hai yếu tố này ngay chính trong môi trường xung quanh. Bản thân phần trên thân của Srobby có gắn một tấm bảng năng lượng mặt trời để sạc pin cho chính thiết bị, tuy nhiên, Scrobby chỉ thực sự là một robot thông minh khi nó được thiết kế với nhiều ống thu và dẫn nước tại những điểm nối, giúp nó thực hiện hiệu quả công việc làm tấm pin mặt trời trong điều kiện thời tiết có mưa. Dựa vào đó, Scrobby được đánh giá là một thiết bị, một robot hoạt động độc lập.

 

Trong điều kiện thời tiết có mưa, khi những khoang chứa đầy, ngập nước mưa, Scrobby sẽ bắt đầu thực hiện hoạt động, thao tác cọ rửa, đồng thời, nó cũng sắp xếp, thiết lập bản đồ khu vực nhằm đánh giá cụ thể phạm vi, kích thước của các tấm pin mặt trời cần làm sạch. Sau đó, Scrobby sẽ tiếp thực hiện các thao tác tiếp theo làm sạch các tấm pin mặt trời, theo một ​​lịch trình đã được đặt ra.

 

Với khả năng có thể dễ dàng thay đổi thiết lập tiêu chuẩn thông qua ứng dụng, Scrobby có khả năng làm sạch ba tấm pin mặt trời mỗi năm. Đặc biệt, cũng thông qua ứng dụng, người điều khiển có thể ra lệnh cho Scrobby thực hiện thao tác cọ rửa, làm sạch kỹ hơn đối với những khu vực, vị trí có nhiều bụi hoặc trong những trường hợp, điều kiện thời tiết khác thường, bị ô nhiễm nặng.

 

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các loại robot có chức năng làm sạch các tấm pin mặt trời, có thể kể đến hệ thống robot tự động Eccopia E4 với khả năng làm sạch tấm pin năng lượng mặt trời, được sử dụng tại các nhà máy năng lượng mặt trời ở sa mạc Israel mà không cần sử dụng nước. Tuy nhiên, những thiết bị dạng này thường có kiểu dáng công nghiệp nên kích thước tương đối lớn, cồng kềnh, và thường được lắp đặt phục vụ mục đích thương mại. Ngược lại, Scrobby được thiết kế nhằm mục đích nắm bắt kịp thời thị hiếu, xu hướng thị trường trong nước và với phần mềm điều khiển, giám sát được cài đặt sẵn.

 

Hiện nay, Kickstarter đang thực hiện một chương trình quảng cáo cho dự án, sản phẩm Scrobby. Dự kiến, sản phẩm Scrobby sẽ có màu trắng, nhằm mục đích hạn chế sự cố do ứng suất nhiệt gây ra đối với các linh kiện điện tử bên trong, nhờ đó tăng độ bền của sản phẩm, giá của một bộ gồm 10 sản phẩm sẽ là 3092 USD. Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi như kế hoạch đã đề ra, sản phẩm sẽ chính thức có mặt trên thị trường vào tháng 2 năm 2015.

Nguồn: vista

Số lượt đọc: 8141

Về trang trước Về đầu trang