Tin KHCN nước ngoài
Robot thu hoạch ớt chuông thế hệ mới (16/11/2018)
-   +   A-   A+   In  

SWEEPER - Robot thu hoạch ớt chuông hiện đại nhất thế giới đã được ra mắt tại Trạm nghiên cứu sản xuất rau quả, thành phố St. Katelijne Waver (Bỉ). Robot được phát triển bởi nhóm các nhà khoa học thuộc Ben-Gurion University of the Negev (BGU).

SWEEPER được thiết kế để hoạt động với một cánh tay robot cắt cành duy nhất, chuyên dùng cho loại cây ăn quả không phân cụm và không có lá nhỏ. Kết quả thử nghiệm sơ bộ cho thấy, bằng cách sử dụng một loại cây trồng đã được điều chỉnh để mô phỏng lại các điều kiện cần thiết, SWEEPER đã có thể thu hoạch trái cây chín trong vòng 24 giây với tỷ lệ thành công là 62%.

 

Nhóm nghiên cứu BGU đang nỗ lực cải thiện khả năng phát hiện trái chín của robot bằng cách sử dụng công nghệ thị giác máy tính, xác định các đặc điểm của giao diện phần cứng và phần mềm của robot và tập trung vào các hoạt động điều khiển giám sát.

 

Polina Kurtser (Tiến sỹ khoa học thuộc Khoa Kỹ thuật và Quản lý Công nghiệp tại BGU, và là thành viên của nhóm nghiên cứu) cho biết, robot thu hoạch sẽ cách mạng hóa nền nông nghiệp và giảm thiểu đáng kể rác thải thực phẩm.

 

"SWEEPER thu hoạch rất cẩn thận và chính xác. Khi được phát triển hoàn thiện, nó có thể thu hoạch liên tục 24/7, giảm thiểu đáng kể trái hư hỏng, cắt giảm chi phí lao động và bảo vệ nông dân khỏi các biến động của thị trường." Kurtser nói.

 

Các nghiên cứu bổ sung vẫn rất cần thiết để tăng tốc độ làm việc của robot và nâng cao tỷ lệ thu hoạch thành công. Tuy vậy, với các kết quả mới nhất đã thu được, nhóm các nhà nghiên cứu SWEEPER hy vọng rằng, loại robot thu hoạch ớt chuông này sẽ được thương mại hóa trong vòng 4-5 năm tới, đồng thời, công nghệ của họ có thể được ứng dụng trong thu hoạch các loại cây trồng khác.

 

Bắc Mỹ là khu vực sản xuất các loại ớt cay và ớt ngọt đứng thứ hai trên thế giới, với thị phần lên đến 31%. Trong năm 2017, châu Âu chiếm hơn một nửa nguồn cung ớt của thế giới (53,2%) với kim ngạch xuất khẩu trị giá 2,7 tỷ USD.

 

Dự án đã nhận được tài trợ theo thỏa thuận số 644313 từ chương trình Nghiên cứu và Đổi mới Horizon 2020 của Liên minh châu Âu.

Nguồn: cesti.gov.vn

Số lượt đọc: 3343

Về trang trước Về đầu trang