Tin KHCN trong nước
Hoàn thiện máy vớt rong, cỏ dại và lục bình cỡ nhỏ trên kênh, mương cấp thoát nước khu vực TP.HCM (10/09/2018)
-   +   A-   A+   In  

Là nội dung chính trong đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Quốc Hưng, Bùi Trung Thành, Trần Ngọc Vũ (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ - Máy công nghiệp) và cộng sự, với mục tiêu nâng cao các chức năng, tính cơ động và khả năng làm việc của máy vớt rong, cỏ dại và lục bình cỡ nhỏ phù hợp với điều kiện kênh rạch tại TP.HCM

nhân chính làm tắc nghẽn dòng chảy, cản trở giao thông đường thủy, gây mất mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường. Tại TP.HCM hiện nay, công việc vớt rác và lục bình trên kênh rạch chủ yếu được công nhân thực hiện thủ công và không có thiết bị hỗ trợ nên rất nặng nhọc, vất vả mà hiệu quả lại chưa cao. Bên cạnh đó, các thiết bị cắt - vớt được chế tạo trước đây thường phải sử dụng nhiều nhân công, năng suất thấp, đồng thời tính cơ động, khả năng đồng bộ và cơ giới hóa chưa cao. Vì vậy, nhóm tác giả đã tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện mẫu thiết kế máy cắt - vớt rong, cỏ, lục bình đã được nghiệm thu trước đó để tạo ra thế hệ máy mới có nhiều tính năng vượt trội và phù hợp hơn với điều kiện kênh rạch nội và ngoại thành TP.HCM.

 

Qua quá trình thiết kế và hoàn thiện, các nhà nghiên cứu đã chế tạo thành công hệ thống máy cắt - vớt lục bình và cỏ dại với các thông số: vận tốc di chuyển khi làm việc từ 0-1 km/giờ, di chuyển không tải là 2-2,5 km/giờ, mức điều chỉnh di chuyển từ 0-3,5 m/phút, năng suất trung bình 200-300 m2/giờ và nhiên liệu tiêu thụ trung bình từ 7-10 lít/giờ. Hệ dao cắt của máy gồm 2 dao cắt dọc và 1 dao cắt ngang quay đồng bộ và có thể điều chỉnh tốc độ quay. Khi hoạt động ở khu vực có mật độ rong cao (trên 40 kg/m2) máy cho chất lượng cắt tốt và ổn định, tỷ lệ thu hồi cao (lên đến trên 80%), chi phí nhiên liệu chỉ 7,5 lít/giờ. Hệ thống di chuyển của máy được thiết kế kiểu bánh xe nước nên rất phù hợp với môi trường rong cỏ dày đặc. Vận tốc bánh xe có thể điều chỉnh để có chất lượng làm việc tốt nhất.

Nguồn: cesti.gov.vn

Số lượt đọc: 1632

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Khai thác và phát triển nguồn gen Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T. Tsai et K.M. Feng) và Hoàng liên Ô rô (Mahonia nepalensis DC) làm nguyên liệu sản xuất thuốc (23/12/2020)
  • Nghiên cứu phát triển kỹ thuật đo liều bức xạ nơtron (23/12/2020)
  • Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng (23/12/2020)
  • Hoàn thiện công nghệ trồng trọt, sản xuất cao định chuẩn và sản xuất chế phẩm từ cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult) hỗ trợ điều trị đái tháo đường (23/12/2020)
  • Sản xuất thử nghiệm xúc xích lên men khô và bán khô bằng công nghệ vi sinh (23/12/2020)
  • Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và công nghệ sản xuất giống hiện đại phát triển giống lúa chất lượng cao tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang (23/12/2020)
  • Sàng lọc phân tử các bacteriocin có tiềm năng kháng ung thư từ khu hệ vi sinh vật người bằng cách tiếp cận tin sinh học và sinh học phân tử (23/12/2020)
  • Hệ thống sấy hồng ngoại (23/12/2020)
  • Nghiên cứu ứng dụng công nghệ plasma lạnh để xử lý nước sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản vùng Tây Nam Bộ (23/12/2020)
  • Nghiên cứu biến tính ống nano carbon và ứng dụng hấp phụ các hợp chất BTEX gây ô nhiễm trong không khí (23/12/2020)