Tin KHCN trong nước
Tàu khảo sát biển không người lái do người Việt chế tạo (23/10/2018)
-   +   A-   A+   In  

Chiếc tàu này có thể đo sâu được 1.000 m nhưng cũng có thể chạy được ở vùng nước nông do mức mớm nước rất thấp mà không cần người lái. Đối với khu vực ven bờ, vùng đá, san hô con người không thể tiếp cận thì tàu vẫn đến và đo được số liệu.

Từ những khó khăn khi thực hiện khảo sát, đo số liệu trong ngành bản đồ khi cán bộ phải trực tiếp đến những vùng nước nguy hiểm, nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học đo đạc và Bản đồ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thiết kế, chế tạo tàu tự hành để thay con người đo số liệu.

 

Tàu được thiết kế chạy tự động, không cần người lái. Vỏ tàu làm bằng nhựa composite. Trong thân tàu được gắn phần mềm ghi dữ liệu, camera trực tuyến, máy định vị vệ tinh, ăng-ten và một thiết bị đo sâu hồi âm. Một máy tính nhỏ như điện thoại cũng được gắn ở trong để lưu số liệu và gửi về hệ thống qua tín hiệu radio.

 

Thạc sĩ Lưu Hải Âu thuộc Viện Khoa học đo đạc và Bản đồ cho biết, thiết bị này được nhóm nghiên cứu chế tạo trong một năm từ đề tài nghiên cứu do Viện thực hiện. Toàn bộ phần cứng đến phần mềm đều chủ động làm trong nước.

 

Khác với các con tàu đo số liệu biển, chỉ đo được ở khu vực nước sâu và cán bộ đo trên tàu đó đôi khi gặp nguy hiểm do gặp bão hoặc các vấn đề an ninh, chiếc tàu này có thể đo sâu được 1.000 m nhưng cũng có thể chạy được ở vùng nước nông do mức mớm nước rất thấp mà không cần người lái. Đối với khu vực ven bờ, vùng đá, san hô con người không thể tiếp cận thì tàu vẫn đến và đo được số liệu.

 

Nhóm nghiên cứu cho biết, với thiết kế hiện tại thì tàu có tải trọng 60 kg, được gắn 2 bình ắc quy nên có thể đo trong thời gian 8-10 tiếng.

 

Hiện tàu đã chạy thử nghiệm đo trên vùng nước chảy xiết ở sông Lô, sông Đà và cho kết quả tốt. Nhóm nghiên cứu cho biết, khi có điều kiện sẽ tiếp tục hoàn thiện để tàu có hình thức đẹp hơn.

Nguồn: chinhphu.vn

Số lượt đọc: 4703

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng (23/12/2020)
  • Hoàn thiện công nghệ trồng trọt, sản xuất cao định chuẩn và sản xuất chế phẩm từ cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult) hỗ trợ điều trị đái tháo đường (23/12/2020)
  • Sản xuất thử nghiệm xúc xích lên men khô và bán khô bằng công nghệ vi sinh (23/12/2020)
  • Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và công nghệ sản xuất giống hiện đại phát triển giống lúa chất lượng cao tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang (23/12/2020)
  • Sàng lọc phân tử các bacteriocin có tiềm năng kháng ung thư từ khu hệ vi sinh vật người bằng cách tiếp cận tin sinh học và sinh học phân tử (23/12/2020)
  • Hệ thống sấy hồng ngoại (23/12/2020)
  • Nghiên cứu ứng dụng công nghệ plasma lạnh để xử lý nước sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản vùng Tây Nam Bộ (23/12/2020)
  • Nghiên cứu biến tính ống nano carbon và ứng dụng hấp phụ các hợp chất BTEX gây ô nhiễm trong không khí (23/12/2020)
  • Viện Hàn lâm KH-CN Việt Nam nhận giải thưởng 'Dẫn đầu về đổi mới sáng tạo năm 2020' (22/12/2020)
  • Những tài năng Việt 'nở sớm' được vinh danh trong các cuộc thi sáng chế quốc tế 2020 (22/12/2020)