Tin KHCN trong nước
Công nghệ Blockchain đang rộng cửa phát triển tại Việt Nam (10/10/2018)
-   +   A-   A+   In  
Blockchain có tiềm năng ứng dụng lớn tại Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực như công nghệ tài chính, công nghiệp sản xuất, dịch vụ công, chuỗi cung ứng, giáo dục hay năng lượng….

Tại hội thảo về công nghệ Blockchain “Làm thế nào để thay đổi Việt Nam với công nghệ Blockchain” do IDA - International, International Digital Assets vừa tổ chức tại Hà Nội, các chuyên gia nhận định công nghệ Blockchain còn khá xa lạ ở Việt Nam, đa phần thị trường trong nước mới chỉ biết tới một vài ứng dụng của công nghệ này như các loại tiền ảo.
 

Tuy nhiên, Blockchain còn được biết đến là công nghệ có khả năng làm thay đổi thế giới, là một trong những động lực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

 

Blockchain không chỉ ứng dụng trong tiền thuật toán nói riêng. Khả năng ứng dụng của công nghệ này rất lớn trên thế giới cũng như tại Việt Nam, đặc biệt là trong các lĩnh vực như công nghệ tài chính, công nghiệp sản xuất, dịch vụ công, chuỗi cung ứng, giáo dục hay năng lượng…

 

Ông Triệu Anh Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu công nghệ Blockchain QNET cho rằng với những đặc tính gồm khả năng xử lý một lượng lớn giao dịch, tính bảo mật không thể tẩy xóa và việc dữ liệu được phân bố phân tán, Blockchain có tính ứng dụng lớn không chỉ trong hoạt động tài chính, ngân hàng mà trong cả việc quản lý một lượng lớn dữ liệu về dân cư, phương tiện giao thông… của cơ quan quản lý nhà nước.

 

Do đó, công nghệ Blockchain có tiềm năng ứng dụng rất lớn nếu được triển khai tại Việt Nam.

 

Ông Nguyễn Minh Thảo, CEO Umbala nhấn mạnh trong tương lai, khi công nghệ Blockchain và hợp đồng thông minh được ứng dụng rộng rãi hơn, chúng sẽ trở thành những nhân tố thay đổi cách mà con người mua bán, trao đổi hàng hóa với nhau trong quá khứ.

 

 IDA gây chú ý khi cho hay tiến hành số hóa một khu rừng nguyên sinh tại Lào, biến thành tài sản ảo để giao dịch

 
IDA gây chú ý khi cho hay tiến hành số hóa một khu rừng nguyên sinh tại Lào, biến thành tài sản ảo để giao dịch


Đáng chú ý, tại hội thảo, IDA - công ty chuyên cung cấp các giải pháp kỹ thuật và nền tảng trong lĩnh vực Blockchain, IoT, Big Data và AI đến từ Trung Quốc đã gây sự chú ý khi hiện là công ty có nhiều kinh nghiệm trong việc chuyển các loại tài sản thật vào thế giới kỹ thuật số.

Minh họa cho điều này, nhà sáng lập của IDA, ông Arthur He cho biết công ty đã mua lại và tiến hành số hóa một khu rừng nguyên sinh tại Lào.

 

“Toàn bộ lượng gỗ thu hoạch được từ khu rừng này sẽ được biến thành các tài sản ảo để giao dịch tại thị trường quốc tế thông qua các hợp đồng thông minh”, nhà sáng lập IDA cho hay, đồng thời nhấn mạnh đến tham vọng tiến hành số hóa các tài sản hiện hữu thông qua công nghệ chuỗi khối.

 

IDA hiện sở hữu một nền tảng kỹ thuật hùng hậu với sự hẫu thuẫn của MATRIXAI và SIGFOX, hai gã khổng lồ trong ngành công nghệ toàn cầu. Nếu như SIGFOX đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các giải pháp về Internet vạn vật (IoT) thì MATRIXAI giúp sức cho IDA trong các giải pháp kỹ thuật liên quan đến công nghệ chuỗi khối Blockchain.

 

Tại hội thảo, các chuyên gia đến từ trong và ngoài nước đều cho rằng công nghệ chuỗi khối sẽ đóng vai trò ngày càng lớn trong việc thay đổi thế giới. Blockchain sẽ trở thành tương lai của thương mại điện tử, tài chính, giáo dục và nhiều ngành nghề kinh tế khác chỉ trong vòng 5 - 8 năm tới đây.

Nguồn: ICTNews

Số lượt đọc: 3330

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao (22/10/2018)
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)