Tin KHCN trong nước
Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học còn hạn chế (24/09/2018)
-   +   A-   A+   In  
Theo chuyên gia, việc triển khai ứng dụng các kết quả từ nghiên cứu khoa học vào thực tiễn cuộc sống tại Việt Nam hiện còn rất hạn chế.

GS.TS Nguyễn Sơn Bình, giảng viên đại học Northwestern cho rằng, hiện có 3 nguyên nhân quan trọng làm hạn chế việc triển khai ứng dụng từ kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ tại Việt Nam.

 

Một là, các sản phẩm được triển khai ứng dụng từ các nghiên cứu khoa học và công nghệ tại Việt Nam đa số chỉ dùng trong nước, thậm chí chỉ được sử dụng trong một nhóm nhỏ người dân, mà không tìm hiểu để xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.

 

“Chỉ một phần nhỏ sản phẩm của Việt Nam được bán sỉ ra nước ngoài, sau đó các nước gia công lại và bán, thậm chí xuất khẩu ngược lại Việt Nam với giá cao hơn rất nhiều”, ông Nguyễn Sơn Bình nói.

 

Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học còn hạn chế - ảnh 1

 

Việc triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học tại Việt Nam còn hạn chế.

Ảnh: Tạp chí Hòa nhập 

 

Cũng theo ông Bình, lý do thứ hai là việc quảng bá sản phẩm nghiên cứu khoa học chưa thực sự được quan tâm mặc dù các sản phẩm được triển khai ứng dụng tại Việt Nam rất tốt, đem lại hiệu quả rõ rệt. Ngoài ra, việc triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học còn hạn chế là do thiếu kinh nghiệm và hạn chế thông tin khi lựa chọn các sản phẩm cho chính mình.

 

“Chúng ta hiện nay đang “sa vào bẫy” theo trào lưu mua đồ nước ngoài, tức là cứ cái gì ở nước ngoài đều tốt, nhưng lại không biết rằng, rất nhiều sản phẩm chúng ta mua từ nước ngoài đều bắt nguồn từ Việt Nam”, ông Nguyễn Sơn Bình nhấn mạnh.

 

GS.TS Nguyễn Sơn Bình chia sẻ thêm rằng, để phát triển ứng dụng từ kết quả các nghiên cứu khoa học và công nghệ tại Việt Nam, chính người Việt cần phải thay đổi suy nghĩ về 3 nguyên nhân trên. Sự thay đổi này phải từ chính tư duy của mọi người, từ những người dân, nhà nghiên cứu, quần chúng…, không nên trông chờ, ỷ lại từ cơ quan quản lý, mà phải có những gợi ý, tham mưu cho cơ quan quản lý.

Liên quan tới vấn đề trên, TS Hà Phương Thư, Viện Khoa học vật liệu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cũng cho rằng, để phát triển ứng dụng từ kết quả các nghiên cứu khoa học và công nghệ, nhà khoa học phải nắm vững công nghệ, tạo ra các sản phẩm đáp ứng với nhu cầu của thị trường, có khả năng chủ động tìm kiếm, thu hút các nguồn đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu…

 

Nguồn: vietq

Số lượt đọc: 1658

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao (22/10/2018)
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)