Tin KHCN trong nước
Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học còn hạn chế (24/09/2018)
-   +   A-   A+   In  
Theo chuyên gia, việc triển khai ứng dụng các kết quả từ nghiên cứu khoa học vào thực tiễn cuộc sống tại Việt Nam hiện còn rất hạn chế.

GS.TS Nguyễn Sơn Bình, giảng viên đại học Northwestern cho rằng, hiện có 3 nguyên nhân quan trọng làm hạn chế việc triển khai ứng dụng từ kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ tại Việt Nam.

 

Một là, các sản phẩm được triển khai ứng dụng từ các nghiên cứu khoa học và công nghệ tại Việt Nam đa số chỉ dùng trong nước, thậm chí chỉ được sử dụng trong một nhóm nhỏ người dân, mà không tìm hiểu để xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.

 

“Chỉ một phần nhỏ sản phẩm của Việt Nam được bán sỉ ra nước ngoài, sau đó các nước gia công lại và bán, thậm chí xuất khẩu ngược lại Việt Nam với giá cao hơn rất nhiều”, ông Nguyễn Sơn Bình nói.

 

Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học còn hạn chế - ảnh 1

 

Việc triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học tại Việt Nam còn hạn chế.

Ảnh: Tạp chí Hòa nhập 

 

Cũng theo ông Bình, lý do thứ hai là việc quảng bá sản phẩm nghiên cứu khoa học chưa thực sự được quan tâm mặc dù các sản phẩm được triển khai ứng dụng tại Việt Nam rất tốt, đem lại hiệu quả rõ rệt. Ngoài ra, việc triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học còn hạn chế là do thiếu kinh nghiệm và hạn chế thông tin khi lựa chọn các sản phẩm cho chính mình.

 

“Chúng ta hiện nay đang “sa vào bẫy” theo trào lưu mua đồ nước ngoài, tức là cứ cái gì ở nước ngoài đều tốt, nhưng lại không biết rằng, rất nhiều sản phẩm chúng ta mua từ nước ngoài đều bắt nguồn từ Việt Nam”, ông Nguyễn Sơn Bình nhấn mạnh.

 

GS.TS Nguyễn Sơn Bình chia sẻ thêm rằng, để phát triển ứng dụng từ kết quả các nghiên cứu khoa học và công nghệ tại Việt Nam, chính người Việt cần phải thay đổi suy nghĩ về 3 nguyên nhân trên. Sự thay đổi này phải từ chính tư duy của mọi người, từ những người dân, nhà nghiên cứu, quần chúng…, không nên trông chờ, ỷ lại từ cơ quan quản lý, mà phải có những gợi ý, tham mưu cho cơ quan quản lý.

Liên quan tới vấn đề trên, TS Hà Phương Thư, Viện Khoa học vật liệu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cũng cho rằng, để phát triển ứng dụng từ kết quả các nghiên cứu khoa học và công nghệ, nhà khoa học phải nắm vững công nghệ, tạo ra các sản phẩm đáp ứng với nhu cầu của thị trường, có khả năng chủ động tìm kiếm, thu hút các nguồn đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu…

 

Nguồn: vietq

Số lượt đọc: 2992

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Nghiên cứu giải pháp tạo nguồn và kỹ thuật tưới tiết kiệm nước nhằm phát triển bền vững cây điều vùng Đông Nam Bộ (23/12/2020)
  • Khai thác và phát triển nguồn gen Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T. Tsai et K.M. Feng) và Hoàng liên Ô rô (Mahonia nepalensis DC) làm nguyên liệu sản xuất thuốc (23/12/2020)
  • Nghiên cứu phát triển kỹ thuật đo liều bức xạ nơtron (23/12/2020)
  • Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng (23/12/2020)
  • Hoàn thiện công nghệ trồng trọt, sản xuất cao định chuẩn và sản xuất chế phẩm từ cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult) hỗ trợ điều trị đái tháo đường (23/12/2020)
  • Sản xuất thử nghiệm xúc xích lên men khô và bán khô bằng công nghệ vi sinh (23/12/2020)
  • Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và công nghệ sản xuất giống hiện đại phát triển giống lúa chất lượng cao tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang (23/12/2020)
  • Sàng lọc phân tử các bacteriocin có tiềm năng kháng ung thư từ khu hệ vi sinh vật người bằng cách tiếp cận tin sinh học và sinh học phân tử (23/12/2020)
  • Hệ thống sấy hồng ngoại (23/12/2020)
  • Nghiên cứu ứng dụng công nghệ plasma lạnh để xử lý nước sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản vùng Tây Nam Bộ (23/12/2020)