Tin KHCN trong nước
Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học còn hạn chế (24/09/2018)
-   +   A-   A+   In  
Theo chuyên gia, việc triển khai ứng dụng các kết quả từ nghiên cứu khoa học vào thực tiễn cuộc sống tại Việt Nam hiện còn rất hạn chế.

GS.TS Nguyễn Sơn Bình, giảng viên đại học Northwestern cho rằng, hiện có 3 nguyên nhân quan trọng làm hạn chế việc triển khai ứng dụng từ kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ tại Việt Nam.

 

Một là, các sản phẩm được triển khai ứng dụng từ các nghiên cứu khoa học và công nghệ tại Việt Nam đa số chỉ dùng trong nước, thậm chí chỉ được sử dụng trong một nhóm nhỏ người dân, mà không tìm hiểu để xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.

 

“Chỉ một phần nhỏ sản phẩm của Việt Nam được bán sỉ ra nước ngoài, sau đó các nước gia công lại và bán, thậm chí xuất khẩu ngược lại Việt Nam với giá cao hơn rất nhiều”, ông Nguyễn Sơn Bình nói.

 

Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học còn hạn chế - ảnh 1

 

Việc triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học tại Việt Nam còn hạn chế.

Ảnh: Tạp chí Hòa nhập 

 

Cũng theo ông Bình, lý do thứ hai là việc quảng bá sản phẩm nghiên cứu khoa học chưa thực sự được quan tâm mặc dù các sản phẩm được triển khai ứng dụng tại Việt Nam rất tốt, đem lại hiệu quả rõ rệt. Ngoài ra, việc triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học còn hạn chế là do thiếu kinh nghiệm và hạn chế thông tin khi lựa chọn các sản phẩm cho chính mình.

 

“Chúng ta hiện nay đang “sa vào bẫy” theo trào lưu mua đồ nước ngoài, tức là cứ cái gì ở nước ngoài đều tốt, nhưng lại không biết rằng, rất nhiều sản phẩm chúng ta mua từ nước ngoài đều bắt nguồn từ Việt Nam”, ông Nguyễn Sơn Bình nhấn mạnh.

 

GS.TS Nguyễn Sơn Bình chia sẻ thêm rằng, để phát triển ứng dụng từ kết quả các nghiên cứu khoa học và công nghệ tại Việt Nam, chính người Việt cần phải thay đổi suy nghĩ về 3 nguyên nhân trên. Sự thay đổi này phải từ chính tư duy của mọi người, từ những người dân, nhà nghiên cứu, quần chúng…, không nên trông chờ, ỷ lại từ cơ quan quản lý, mà phải có những gợi ý, tham mưu cho cơ quan quản lý.

Liên quan tới vấn đề trên, TS Hà Phương Thư, Viện Khoa học vật liệu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cũng cho rằng, để phát triển ứng dụng từ kết quả các nghiên cứu khoa học và công nghệ, nhà khoa học phải nắm vững công nghệ, tạo ra các sản phẩm đáp ứng với nhu cầu của thị trường, có khả năng chủ động tìm kiếm, thu hút các nguồn đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu…

 

Nguồn: vietq

Số lượt đọc: 1749

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Thiết bị đeo thông minh hỗ trợ người khiếm thị di chuyển thuận lợi (26/08/2021)
  • Thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng (26/08/2021)
  • Nghiên cứu metagenome của vi sinh vật đất vùng rễ một số cây trồng ở Việt Nam: Cây thuốc có củ (cây nghệ), cây công nghiệp (cà phê) nhằm tăng năng suất và chất lượng cây trồng (25/08/2021)
  • Nghiên cứu tính toán hệ thống dây neo ụ nổi theo mô hình không gian bằng phương pháp phần tử hữu hạn (25/08/2021)
  • Nghiên cứu chế tạo vật liệu nanocomposite - Bạc nano/Diatomite bằng phương pháp chiếu xạ chùm tia điện tử để xử lý vi sinh vật gây bệnh nhiễm trong nước nuôi cá Tra (25/08/2021)
  • Hội thảo "Giải pháp phòng điều trị áp lực âm ứng dụng cho khu vực điều trị COVID-19 và các khoa ICU" (23/08/2021)
  • Ngành Khoa học và Công nghệ thực hiện “mục tiêu kép” trong đại dịch (17/08/2021)
  • Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, hoàn thiện công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng (17/08/2021)
  • Tái cơ cấu các chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025 (17/08/2021)
  • Hoàn thiện thiết kế và chế tạo các hệ thống thiết bị phục vụ cho xưởng chế biến sấy sắn băm quy mô công nghiệp sử dụng nhiên liệu đốt từ sinh khối (16/08/2021)