Tin KHCN trong nước
Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra mục tiêu phát triển 5 nhóm sản phẩm, dịch vụ thúc đẩy hệ sinh thái số Việt Nam (05/09/2018)
-   +   A-   A+   In  
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho rằng, việc thúc đẩy phát triển hệ sinh thái số Việt Nam có vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Bộ TT&TT vừa đưa ra mục tiêu phát triển hệ sinh thái số Việt Nam. Bộ TT&TT cho rằng, phát triển hệ sinh thái số Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh. Vì vậy, đối với Việt Nam hiện nay, nhiệm vụ đặt ra là phát triển 5 nhóm sản phẩm, dịch vụ. Cụ thể sẽ tập trung vào nhóm sản phẩm, dịch vụ gồm; tìm kiếm thông tin, mạng xã hội, trình duyệt web, hệ điều hành và phần mềm phòng chống mã độc.

Bộ TT&TT cho rằng, phải nghiên cứu, nắm bắt tri thức toàn cầu, kinh nghiệm quốc tế để thúc đẩy phát triển hệ sinh thái số và xây dựng chính sách phù hợp với Việt Nam.

Bộ TT&TT khẳng định, khi phát triển hệ sinh thái số Việt Nam thì doanh nghiệp trong nước đóng vai trò nòng cốt trong việc thực thi. Thế nhưng, cách nghĩ, cách làm cần có sự khác biệt, phát hiện và sử dụng hạt nhân phù hợp, hướng đến ứng dụng công nghệ để giải quyết bài toán đáp ứng nhu cầu thực tiễn của Việt Nam, mang lại lợi ích chung cho xã hội và được đông đảo người dân sử dụng. 

Lãnh đạo Bộ TT&TT đã yêu cầu các đơn vị chức năng trình quyết định thành lập Tổ công tác thúc đẩy phát triển hệ sinh thái số Việt Nam, hoàn thành trước 4/9/2018 gồm các thành phần bao gồm: Cục An toàn thông tin, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Công nghệ thông tin, Vụ Quản lý doanh nghiệp, Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Tin học hóa, Cục Viễn thông, Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông, Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số.

Nguồn: ICTnews

Số lượt đọc: 3042

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Công bố giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam” năm 2020 (23/12/2020)
  • Những tiến bộ trong nghiên cứu, ứng dụng giống vật nuôi tại Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu, đề xuất định hướng thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu giải pháp tạo nguồn và kỹ thuật tưới tiết kiệm nước nhằm phát triển bền vững cây điều vùng Đông Nam Bộ (23/12/2020)
  • Khai thác và phát triển nguồn gen Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T. Tsai et K.M. Feng) và Hoàng liên Ô rô (Mahonia nepalensis DC) làm nguyên liệu sản xuất thuốc (23/12/2020)
  • Nghiên cứu phát triển kỹ thuật đo liều bức xạ nơtron (23/12/2020)
  • Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng (23/12/2020)
  • Hoàn thiện công nghệ trồng trọt, sản xuất cao định chuẩn và sản xuất chế phẩm từ cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult) hỗ trợ điều trị đái tháo đường (23/12/2020)
  • Sản xuất thử nghiệm xúc xích lên men khô và bán khô bằng công nghệ vi sinh (23/12/2020)
  • Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và công nghệ sản xuất giống hiện đại phát triển giống lúa chất lượng cao tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang (23/12/2020)