Sở hữu thương hiệu đá thạch anh cao cấp Vicostone đứng thứ 4 trên thế giới, Tập đoàn Phenikaa đã luôn đặc biệt chú trọng đến công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ sản xuất. Ngoài việc quyết định nâng cấp trung tâm R&D của Tập đoàn thành Viện Nghiên cứu và Công nghệ Phenikaa - Prati, Phenikaa còn tập trung đầu tư, phát triển Trường Đại học Thành Tây với mục tiêu xây dựng trường đại học định hướng nghiên cứu. Viện Nghiên cứu tiên tiến Thành Tây - Tias được kỳ vọng là hạt nhân cho trường về lĩnh vực nghiên cứu.
Hai viện nghiên cứu Prati và Tias sẽ tập trung vào các lĩnh vực nghiên cứu nền tảng, cấp thiết, có tính ứng dụng thực tiễn cao. Prati trực thuộc trực tiếp Tập đoàn Phenikaa, sẽ tập trung thực hiện các nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử nghiệm, phát triển, chuyển giao công nghệ, và các dịch vụ khoa học, kỹ thuật khác liên quan đến: công nghệ vật liệu (polymer, nano, gốm); công nghệ in 3D; khoa học y, dược; nông nghiệp; điện tử, điện tử hữu cơ; trí tuệ nhân tạo; công nghệ thông tin; tự động hóa, cơ điện tử.
Tias với sứ mệnh trở thành một đơn vị hạt nhân cho sự phát triển của Trường Đại học Thành Tây, sẽ ưu tiên thực hiện các nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học cơ bản, nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng và phát triển các công nghệ nguồn. Các lĩnh vực Tias tập trung nghiên cứu gồm Khoa học tự nhiên (Vật lý, hóa học, khoa học vật liệu, khoa học máy tính); kỹ thuật và công nghệ (cơ học, cơ - điện tử, công nghệ vật liệu, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học); khoa học y dược (y tế, dược học). Viện Tias đồng thời là nơi chọn lọc, nuôi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực phục vụ định hướng phát triển bền vững của Trường Đại học Thành Tây, Tập đoàn Phenikaa nói riêng và xã hội nói chung.
Tại buổi Lễ, Chủ tịch Tập đoàn Phenikaa Hồ Xuân Năng cho biết, hiện nay đã có trên 50 nhà khoa học uy tín, giàu kinh nghiệm trong nước và quốc tế hợp tác và chung tay xây dựng 2 viện. Đây sẽ là địa chỉ thu hút các nhà khoa học trong nước và quốc tế đến làm việc, hợp tác nghiên cứu, nhằm tạo ra các ý tưởng khoa học, sáng tạo công nghệ, sản phẩm mới hướng tới phục vụ tốt nhất sự phát triển của Tập đoàn nói riêng và sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nói chung.
Phát biểu tại buổi lễ, quyền Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Đất nước muốn sánh vai với các nước, phải phát triển công nghệ cao. Đất nước đang phát triển, có nhiều vấn đề cần giải quyết, chúng ta cần thu hút được những người giỏi trên thế giới để giải quyết những vấn đề do chúng ta đặt ra bằng công nghệ, sản phẩm xuất sắc. Những doanh nghiệp kinh doanh có lãi, có khả năng tài chính tốt cần đi tiên phong trong việc nghiên cứu phát triển công nghệ cao, đó cũng là trách nhiệm của các doanh nghiệp với đất nước. Ông kỳ vọng sẽ có nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào việc nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu công nghệ cao.
Hai viện nghiên cứu Prati và Tias sẽ tập trung vào các lĩnh vực nghiên cứu nền tảng, cấp thiết, có tính ứng dụng thực tiễn cao. Prati trực thuộc trực tiếp Tập đoàn Phenikaa, sẽ tập trung thực hiện các nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử nghiệm, phát triển, chuyển giao công nghệ, và các dịch vụ khoa học, kỹ thuật khác liên quan đến: công nghệ vật liệu (polymer, nano, gốm); công nghệ in 3D; khoa học y, dược; nông nghiệp; điện tử, điện tử hữu cơ; trí tuệ nhân tạo; công nghệ thông tin; tự động hóa, cơ điện tử.
Tias với sứ mệnh trở thành một đơn vị hạt nhân cho sự phát triển của Trường Đại học Thành Tây, sẽ ưu tiên thực hiện các nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học cơ bản, nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng và phát triển các công nghệ nguồn. Các lĩnh vực Tias tập trung nghiên cứu gồm Khoa học tự nhiên (Vật lý, hóa học, khoa học vật liệu, khoa học máy tính); kỹ thuật và công nghệ (cơ học, cơ - điện tử, công nghệ vật liệu, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học); khoa học y dược (y tế, dược học). Viện Tias đồng thời là nơi chọn lọc, nuôi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực phục vụ định hướng phát triển bền vững của Trường Đại học Thành Tây, Tập đoàn Phenikaa nói riêng và xã hội nói chung.
Tại buổi Lễ, Chủ tịch Tập đoàn Phenikaa Hồ Xuân Năng cho biết, hiện nay đã có trên 50 nhà khoa học uy tín, giàu kinh nghiệm trong nước và quốc tế hợp tác và chung tay xây dựng 2 viện. Đây sẽ là địa chỉ thu hút các nhà khoa học trong nước và quốc tế đến làm việc, hợp tác nghiên cứu, nhằm tạo ra các ý tưởng khoa học, sáng tạo công nghệ, sản phẩm mới hướng tới phục vụ tốt nhất sự phát triển của Tập đoàn nói riêng và sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nói chung.
Phát biểu tại buổi lễ, quyền Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Đất nước muốn sánh vai với các nước, phải phát triển công nghệ cao. Đất nước đang phát triển, có nhiều vấn đề cần giải quyết, chúng ta cần thu hút được những người giỏi trên thế giới để giải quyết những vấn đề do chúng ta đặt ra bằng công nghệ, sản phẩm xuất sắc. Những doanh nghiệp kinh doanh có lãi, có khả năng tài chính tốt cần đi tiên phong trong việc nghiên cứu phát triển công nghệ cao, đó cũng là trách nhiệm của các doanh nghiệp với đất nước. Ông kỳ vọng sẽ có nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào việc nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu công nghệ cao.
Thứ trưởng Bùi Thế Duy chúc mừng sự ra đời của 2 viện nghiên cứu.
Chúc mừng sự ra đời của hai viện nghiên cứu, Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy chia sẻ, thời gian qua hệ thống KH&CN quốc gia đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc cũng như tin vui, chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu được cải thiện và liên tục tăng về vị trí xếp hạng; sự tham gia phát triển KH&CN của các doanh nghiệp ngày càng mạnh mẽ ở cả khu vực nhà nước và tư nhân. Ngày càng nhiều doanh nghiệp tư nhân tham gia thành lập các đơn vị nghiên cứu KH&CN, nghiên cứu phát triển các sản phẩm cho riêng mình và có những đóng góp đối với phát triển nền KH&CN nói chung.
Thứ trưởng cho rằng, sự kiện ra đời của 2 viện nghiên cứu Prati và Tias là một tín hiệu đáng mừng đối với nền KH&CN của đất nước. Điều đó cũng trùng khớp và đi đúng hướng với quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phát triển KH&CN, đó là lấy doanh nghiệp làm trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo KH&CN quốc gia. Việc ra đời của 2 viện nghiên cứu cũng thể hiện sự chuyển đổi, chuyển dịch về triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học, trong đó tạo nên sự liên kết ngày càng vững mạnh giữa doanh nghiệp, trường đại học và viện nghiên cứu. Từ đó, sẽ có những kết quả thiết thực đóng góp cho sự phát triển của Tập đoàn Phenikaa, Trường đại học Thành Tây nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung. “Chúng tôi sẽ luôn đồng hành và tiếp tục đề xuất xây dựng các cơ chế chính sách để hỗ trợ tốt hơn nữa đối với tất cả các trường đại học, viện nghiên cứu nói chung trong đó có các viện nghiên cứu của doanh nghiệp tư nhân”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Chủ tịch Tập đoàn Phenikaa Hồ Xuân Năng và Giám đốc Quỹ Nafosted Đỗ Tiến Dũng ký kết tài trợ kinh phí cho sự kiện trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu.
Trong khuôn khổ buổi Lễ, Hội đồng Tư vấn Quốc tế của 2 viện cũng đã ra mắt và 2 viện cũng đã triển khai ký kết hợp tác với một số đối tác trong nước và quốc tế như Trường Đại học Việt Pháp, Tập đoàn Walker của Đức, Effucell Inc của Hàn Quốc,… Tập đoàn Phenikaa và Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia (Nafosted), Bộ KH&CN cũng đã ký kết hợp tác về việc tài trợ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu.