Tin KHCN trong nước
Trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển sản phẩm hàng hóa từ sâm (09/08/2018)
-   +   A-   A+   In  
Mới đây tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển sản phẩm hàng hóa từ sâm”. Hội thảo thu hút sự tham dự của các chuyên gia về sâm đến từ Hàn Quốc, lãnh đạo các địa phương trồng sâm, các nhà khoa học, doanh nghiệp…

Kể từ năm 1973, sau khi được phát hiện lần đầu tại vùng núi Ngọc Linh, sâm Việt Nam đã được ghi nhận là một trong những loài sâm quý của thế giới, góp phần vào việc cải thiện, chăm sóc sức khỏe cho bộ đội trong kháng chiến và người dân Việt Nam sau hòa bình. Sâm Việt Nam còn gọi là sâm Ngọc Linh (tên khoa học là Panax vietnamensis Ha et Grushv.) có thành phần hóa học giống nhân sâm, nhưng lại có hàm lượng saponin rất cao. Hiện nay, đã có gần 30 công bố quốc tế về sâm Việt Nam trên các tạp chí quốc tế. Các nghiên cứu đã chứng minh thành phần hóa học của sâm Việt Nam rất đặc sắc. Sâm Việt Nam có chứa một tỷ lệ cao các saponin có cấu trúc occotillol không có trong nhân sâm, trong đó saponin chủ yếu là majonosid-R2 có hàm lượng rất cao (có thể chiếm gần 1/2 hàm lượng saponin toàn phần). Về mặt dược lý, sâm Việt Nam có nhiều tác dụng tương tự nhân sâm như tăng lực, kích thích thần kinh trung ương, bảo vệ gan, hoạt tính androgen, kích thích miễn dịch, cải thiện trí nhớ, hạ đường huyết… 

So sánh và đánh giá sâm Việt Nam với sâm Hàn Quốc, GS Park Jeong Hill đến từ Trường Đại học Dược (Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc) cho biết, so với sâm Hàn Quốc, sâm Việt Nam có lịch sử rất ngắn và chưa được nghiên cứu nhiều. Tuy nhiên, sâm Việt Nam có tiềm năng cao để trở thành sản phẩm tương tự như sâm Hàn Quốc do có hàm lượng saponin cao và có xuất xứ ở Việt Nam. Theo GS Park Jeong Hill, để phát triển nền công nghiệp sâm ở Việt Nam có 3 vấn đề cần quan tâm, đó là, bảo tồn nguồn gen; cần có các nghiên cứu khoa học về sâm; cần phát triển biện pháp canh tác chuẩn.

 

 
Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cho biết, trên cơ sở đề nghị của Bộ KH&CN, ngày 5/6/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 787/QĐ-TTg phê duyệt việc phát triển sản phẩm quốc gia sâm Việt Nam, tiếp đó Bộ trưởng Bộ KH&CN đã ký Quyết định 3750/QĐ-BKHCN ngày 28/12/2017 về việc phê duyệt Đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia sâm Việt Nam. Đến nay, Đề án đã nhận được sự quan tâm, tham gia của nhiều địa phương (Quảng Nam, Kon Tum…) và các tổ chức, nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp, y tế... Thứ trưởng bày tỏ mong muốn thông qua Hội thảo này sẽ tìm ra mô hình sản xuất phù hợp với cây sâm ở các tỉnh Kon Tum, Quảng Nam theo hướng phát triển hàng hóa, có thương hiệu, trở thành một sản phẩm của các tỉnh trồng sâm nói riêng và cũng là sản phẩm của quốc gia, đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng trong nước cũng như có khả năng tham gia thị trường thế giới.

Nguồn: CT&CTV

Số lượt đọc: 3945

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao (22/10/2018)
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)