Các vấn đề nông học và nhu cầu lao động cao ảnh hưởng đến năng suất và khả năng sinh lợi nhuận. Nghiên cứu hơn nữa có thể cải thiện khả năng cạnh tranh kinh tế của các hệ thống nông nghiệp. Các chính sách hiện tại và động lực thị trường cổ súy các hoạt động nông nghiệp không bền vững bằng cách khuyến khích việc sản xuất các mặt hàng đơn lẻ với số lượng lớn. Những mặt hàng này được bán với mức giá thấp một cách méo mó với chi phí của môi trường và cuối cùng là nhân loại. Nếu những chi phí này được tính gộp (Kế toán Chi phí Thực - True Cost Accounting (TCA)), sản xuất thông thường sẽ trở nên đắt hơn và sản xuất bền vững sẽ cạnh tranh hơn. Khoa học đã phát triển các giải pháp TCA khả thi cho tất cả các bên liên quan, có thể chuyển thành sự chuyển đổi hướng tới sự bền vững cao hơn của sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, còn thiếu những nghiên cứu trong việc định lượng các chi phí thực tế về môi trường, xã hội và sức khoẻ của các hệ thống sản xuất nông nghiệp khác nhau. Hơn nữa, chúng ta thiếu một khung TCA phổ cập, khả thi và có thể mở rộng, và việc thực hiện các hệ thống kế toán như vậy là phức tạp, đòi hỏi nỗ lực của các cơ quan chính sách dựa trên các kết quả nghiên cứu toàn diện.
Nghiên cứu về nông nghiệp và hệ thống thực phẩm hữu cơ có thể theo ba hướng chính:
Hướng 1. NNHC sẽ trở thành hệ thống sử dụng đất được ưa chuộng ở các vùng nông thôn trên toàn thế giới
Ví dụ về các lĩnh vực và các hoạt động nghiên cứu xuất phát từ hướng này bao gồm:
• Bao trùm tất cả các bên liên quan,
• Tạo ra chuỗi thực phẩm gia tăng giá trị và cải thiện việc quản trị chúng,
• Nâng cao tính khả thi về mặt kinh tế của chuỗi thức ăn ngắn,
• So sánh các chi phí chuyển đổi và hiệu quả kinh tế vĩ mô,
• Cải thiện hơn nữa tính bền vững sinh thái, xã hội và kinh tế của các trang trại hữu cơ,
• Khu vực hoá các hoạt động trang trại hữu cơ,
• Cải tiến các phương pháp và khái niệm cho các chương trình bảo đảm thay thế, minh bạch (ví dụ như Hệ thống đảm bảo có sự tham gia của các bên (PGS), chứng nhận của bên thứ ba,…),
• Nghiên cứu các sở thích tiêu dùng và rào cản đối với việc tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ,
• Xây dựng các chương trình chứng nhận dựa trên việc cải tiến liên tục và tích hợp các khía cạnh cụ thể của địa phương,
• Áp dụng các chương trình chuẩn mực và chứng nhận dựa trên chỉ số.
Hướng 2. An toàn thực phẩm và các hệ sinh thái thông qua tăng cường chức năng sinh thái
Ví dụ về các lĩnh vực và các hoạt động nghiên cứu từ hướng này bao gồm:
• Xóa nhòa khoảng cách năng suất, đồng thời nâng cao khả năng phục hồi và ổn định của trang trại,
• Tăng cường sự đa dạng của hệ thống tại các cánh đồng, nông trại và cảnh quan (bao gồm quản lý môi trường sống),
• Trở nên thực sự độc lập với các nguồn hoá thạch bằng cách tái chế chất thải và phân người,
• Sức khoẻ của đất (bao gồm độ phì nhiêu của đất- xây dựng các kỹ thuật như sử dụng cây họ đậu,…),
• Sức khoẻ và năng suất thực vật (kể cả trồng xen),
• Sức khoẻ và quyền lợi động vật (bao gồm cả chiến lược sử dụng đất và thức ăn),
• Xóa nhòa khoảng cách năng suất giữa canh tác hữu cơ và canh tác thông thường,
• Tạo giống cây trồng và vật nuôi cho các điều kiện hữu cơ, nhằm mục đích phục hồi,
• Cải thiện hệ thống canh tác khí hậu thông minh (bao gồm cả các khía cạnh cảnh quan), và
• Sự đóng góp của ngành NNHC vào nền kinh tế tuần hoàn, kết hợp với chế biến sinh học.
Hướng 3. NNHC sẽ sản xuất lương thực lành mạnh một cách công bằng cho sự thịnh vượng của tất cả mọi người
Ví dụ về các lĩnh vực và các hoạt động nghiên cứu từ hướng này bao gồm:
• Các hệ thống thực phẩm bền vững thực chất (bao gồm chế độ ăn kiêng, thói quen ăn uống và thực phẩm thải)
• Sự tương tác giữa chất lượng thực phẩm, chế độ ăn hữu cơ, sức khoẻ con người, phúc lợi và giảm nhẹ ảnh hưởng khí hậu,
• Giá trị đa dạng sinh học,
• Các kỹ thuật chế biến truyền thống, nhẹ nhàng, nhưng sáng tạo cho các sản phẩm thực phẩm đích thực,
• Ngăn ngừa các chất gây ô nhiễm bị cấm trong sản xuất và bảo quản hữu cơ,
• Phát triển bao bì thân thiện với môi trường cho thực phẩm hữu cơ,
• Quản lý tài nguyên trong các hệ thống phân phối thực phẩm,
• Cải thiện các khái niệm để kiểm tra và chứng nhận,
• Cải thiện các phương pháp và khái niệm cho Hệ thống Bảo đảm có Tham gia của các bên (PGS),
• Thực hiện các hệ thống chứng nhận dựa trên đo lường và các chỉ số.