Tin KHCN trong nước
Vệ tinh “Made in Việt Nam” được phóng cuối năm 2018 (17/07/2018)
-   +   A-   A+   In  

Đây là loại vệ tinh viễn thám với khả năng chụp hình ảnh từ không gian, từ đó theo dõi được chất lượng nước biển ven bờ. Sản phẩm “Made in Việt Nam” này có trị giá lên tới hàng triệu USD.

Vệ tinh Microdragon là sản phẩm được phát triển bởi Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, một đơn vị thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam có sự đóng góp bởi các sinh viên Việt Nam đã và đang theo học tại 5 trường đại học hàng đầu Nhật Bản.

Trong ảnh là mô hình của vệ tinh Microdragon. Nó có kích thước 50x50x50 cm, nặng 50kg và có quỹ đạo 500km.

Microdragon sử dụng nguồn năng lượng được cung cấp bởi những tấm pin mặt trời với công suất phát lớn nhất của pin là 140W.

Vệ tinh này có thể mang theo mình một loạt các thiết bị viễn thám giúp chụp hình ảnh từ không gian, từ đó theo dõi được chất lượng nước biển ven bờ. Các hình ảnh này sau đó sẽ được truyền về cho trung tâm xử lý dưới mặt đất.

Cách đây 5 năm, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam từng phóng thành công một vệ tinh khác với tên gọi PicoDragon. Đây là sản phẩm đầu tay của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. Nó được tạo ra với mục đích đo đạc thông số chụp ảnh vệ tinh, đo đạc thông số môi trường vũ trụ.

Với trọng lượng chỉ 1kg và kích thước chưa bằng một quả bóng, PicoDragon có thể cầm nắm dễ dàng chỉ với một bàn tay. Đây cũng là vệ tinh nhỏ nhất mà Việt Nam từng phát triển.

PicoDragon chính là tiền đề và là sản phẩm thử nghiệm để Trung tâm Vũ trụ Việt Nam có thể phóng lên không gian những vệ tinh với kích thước lớn hơn sau này. Do là sản phẩm thử nghiệm, tuổi thọ của vệ tinh này chỉ có 3 tháng sử dụng.

Vào đầu năm 2020, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam sẽ tiếp tục phóng lên không gian vệ tinh thứ 3 với tên gọi NanoDragon. Nhiệm vụ của vệ tinh này là tiến hành nhận dạng tự động tàu thuỷ AIS. Nó cũng được thiết kế, tích hợp thiết bị chụp ảnh quang học nhằm xác định chất lượng bộ điều khiển tư thế vệ tinh.

Cùng với PicoDragon và MicroDragon, NanoDragon là minh chứng cho nền tảng công nghệ đang ngày càng lớn mạnh của Việt Nam. Đây chính là một nhân tố quan trọng và là động lực thúc đẩy sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Nguồn: Vietnamnet.vn

Số lượt đọc: 3792

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Những tiến bộ trong nghiên cứu, ứng dụng giống vật nuôi tại Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu, đề xuất định hướng thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu giải pháp tạo nguồn và kỹ thuật tưới tiết kiệm nước nhằm phát triển bền vững cây điều vùng Đông Nam Bộ (23/12/2020)
  • Khai thác và phát triển nguồn gen Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T. Tsai et K.M. Feng) và Hoàng liên Ô rô (Mahonia nepalensis DC) làm nguyên liệu sản xuất thuốc (23/12/2020)
  • Nghiên cứu phát triển kỹ thuật đo liều bức xạ nơtron (23/12/2020)
  • Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng (23/12/2020)
  • Hoàn thiện công nghệ trồng trọt, sản xuất cao định chuẩn và sản xuất chế phẩm từ cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult) hỗ trợ điều trị đái tháo đường (23/12/2020)
  • Sản xuất thử nghiệm xúc xích lên men khô và bán khô bằng công nghệ vi sinh (23/12/2020)
  • Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và công nghệ sản xuất giống hiện đại phát triển giống lúa chất lượng cao tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang (23/12/2020)
  • Sàng lọc phân tử các bacteriocin có tiềm năng kháng ung thư từ khu hệ vi sinh vật người bằng cách tiếp cận tin sinh học và sinh học phân tử (23/12/2020)