Tin KHCN trong nước
Vệ tinh “Made in Việt Nam” được phóng cuối năm 2018 (17/07/2018)
-   +   A-   A+   In  

Đây là loại vệ tinh viễn thám với khả năng chụp hình ảnh từ không gian, từ đó theo dõi được chất lượng nước biển ven bờ. Sản phẩm “Made in Việt Nam” này có trị giá lên tới hàng triệu USD.

Vệ tinh Microdragon là sản phẩm được phát triển bởi Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, một đơn vị thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam có sự đóng góp bởi các sinh viên Việt Nam đã và đang theo học tại 5 trường đại học hàng đầu Nhật Bản.

Trong ảnh là mô hình của vệ tinh Microdragon. Nó có kích thước 50x50x50 cm, nặng 50kg và có quỹ đạo 500km.

Microdragon sử dụng nguồn năng lượng được cung cấp bởi những tấm pin mặt trời với công suất phát lớn nhất của pin là 140W.

Vệ tinh này có thể mang theo mình một loạt các thiết bị viễn thám giúp chụp hình ảnh từ không gian, từ đó theo dõi được chất lượng nước biển ven bờ. Các hình ảnh này sau đó sẽ được truyền về cho trung tâm xử lý dưới mặt đất.

Cách đây 5 năm, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam từng phóng thành công một vệ tinh khác với tên gọi PicoDragon. Đây là sản phẩm đầu tay của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. Nó được tạo ra với mục đích đo đạc thông số chụp ảnh vệ tinh, đo đạc thông số môi trường vũ trụ.

Với trọng lượng chỉ 1kg và kích thước chưa bằng một quả bóng, PicoDragon có thể cầm nắm dễ dàng chỉ với một bàn tay. Đây cũng là vệ tinh nhỏ nhất mà Việt Nam từng phát triển.

PicoDragon chính là tiền đề và là sản phẩm thử nghiệm để Trung tâm Vũ trụ Việt Nam có thể phóng lên không gian những vệ tinh với kích thước lớn hơn sau này. Do là sản phẩm thử nghiệm, tuổi thọ của vệ tinh này chỉ có 3 tháng sử dụng.

Vào đầu năm 2020, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam sẽ tiếp tục phóng lên không gian vệ tinh thứ 3 với tên gọi NanoDragon. Nhiệm vụ của vệ tinh này là tiến hành nhận dạng tự động tàu thuỷ AIS. Nó cũng được thiết kế, tích hợp thiết bị chụp ảnh quang học nhằm xác định chất lượng bộ điều khiển tư thế vệ tinh.

Cùng với PicoDragon và MicroDragon, NanoDragon là minh chứng cho nền tảng công nghệ đang ngày càng lớn mạnh của Việt Nam. Đây chính là một nhân tố quan trọng và là động lực thúc đẩy sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Nguồn: Vietnamnet.vn

Số lượt đọc: 3716

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng (26/08/2021)
  • Nghiên cứu metagenome của vi sinh vật đất vùng rễ một số cây trồng ở Việt Nam: Cây thuốc có củ (cây nghệ), cây công nghiệp (cà phê) nhằm tăng năng suất và chất lượng cây trồng (25/08/2021)
  • Nghiên cứu tính toán hệ thống dây neo ụ nổi theo mô hình không gian bằng phương pháp phần tử hữu hạn (25/08/2021)
  • Nghiên cứu chế tạo vật liệu nanocomposite - Bạc nano/Diatomite bằng phương pháp chiếu xạ chùm tia điện tử để xử lý vi sinh vật gây bệnh nhiễm trong nước nuôi cá Tra (25/08/2021)
  • Hội thảo "Giải pháp phòng điều trị áp lực âm ứng dụng cho khu vực điều trị COVID-19 và các khoa ICU" (23/08/2021)
  • Ngành Khoa học và Công nghệ thực hiện “mục tiêu kép” trong đại dịch (17/08/2021)
  • Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, hoàn thiện công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng (17/08/2021)
  • Tái cơ cấu các chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025 (17/08/2021)
  • Hoàn thiện thiết kế và chế tạo các hệ thống thiết bị phục vụ cho xưởng chế biến sấy sắn băm quy mô công nghiệp sử dụng nhiên liệu đốt từ sinh khối (16/08/2021)
  • Nghiên cứu, tính toán, thiết kế, chế tạo máy băm/thái củ sắn tươi năng suất cao 10-20 tấn/h ứng dụng trong dây chuyền sấy sắn công nghiệp (16/08/2021)