Tin KHCN nước ngoài
Phát hiện 2 hành tinh giống Trái đất nhất (04/07/2018)
-   +   A-   A+   In  

Cả hai hành tinh đều thuộc vùng sinh sống trong hệ mặt trời của chúng, có các mùa và khí hậu ổn định y như Trái đất.

Hai hành tinh được đặt tên là Kepler-62f và Kepler-186f, lần lượt cách xa chúng ta 1.200 và 500 năm ánh sáng, trông như bản sao của Trái đất qua ống kính thiên văn.

 

Viện Công nghệ Georgia (Atlanta - Mỹ) vừa công bố thông tin trên dựa vào những dữ liệu thiên văn mà Viện SETI thuộc Trung tâm nghiên cứu NASA Ames đã tìm thấy vài năm trước. NASA Ames cũng là đơn vị phát hiện ra 2 hành tinh này.

 

Trong khi Kepler-62f được mô tả là một "siêu Trái đất" có vẻ ngoài cực kỳ giống với Trái đất, chỉ không xanh bằng thì Kepler-186f nhỏ hơn trái đất khoảng 10%.

 

Hai hành tinh đều được đánh giá là có trục nghiêng hoàn hảo như trái đất, yếu tố cực kỳ quan trọng để tạo ra khí hậu và các mùa ổn định. Góc nghiêng phù hợp với sự sống khi nó đảm bảo hành tinh đó nhận được ánh sáng và nhiệt lượng phù hợp quanh năm từ mặt trời mà nó quay chung quanh.

 

Sao Hỏa, hành tinh được cho rằng từng tồn tại sự sống nhiều tỉ năm trước, cũng từng có một trục nghiêng hoàn hảo, trước khi thảm họa bí ẩn làm thay đổi góc nghiêng và biến nó thành hành tinh chết.

 

Kepler-186f mất 130 ngày để quay quanh ngôi sao của nó, tức một năm trên đó bằng 130 ngày trên trái đất. Hành tinh này cũng có ngày và đêm giống trái đất do trục nghiêng và tốc độ quay hoàn hảo của nó. Các dữ liệu về Kepler-62f chưa rõ ràng bằng, phần lớn là vì nó ở xa Trái đất hơn nhiều.

 

Nhà nghiên cứu Elisa Quintana của NASA Ames nhận định việc phát hiện ra Kepler-186f là cột mốc quan trọng trong lĩnh vực "săn hành tinh". Trước đây, con người đã tìm thấy nhiều hành tinh có các yếu tố giống với Trái đất nhưng việc tìm kiếm sự sống không khả quan bởi chúng thường quá to, có trục nghiêng không hoàn hảo hoặc nằm quá xa ngôi sao mà nó quay quanh.

Nguồn: Báo Người lao động online

Số lượt đọc: 3442

Về trang trước Về đầu trang