Tin KHCN trong nước
Chiết xuất lá, rễ cây dâu tằm phục vụ điều trị đái tháo đường (08/09/2014)
-   +   A-   A+   In  

Không chỉ nghiên cứu tác dụng của bột chiết lá dâu trên các chỉ số lipid và đái tháo đường thực nghiệm, thạc sĩ, bác sỹ Nguyễn Quang Trung (Khoa Sinh hóa, bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh) còn tìm ra phương pháp chiết xuất lá, rễ cây dâu.

Không chỉ nghiên cứu tác dụng của bột chiết lá dâu tằm trên các chỉ số lipid và đái tháo đường thực nghiệm, thạc sĩ, bác sỹ Nguyễn Quang Trung (Khoa Hóa sinh, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh, bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh) còn tìm ra phương pháp chiết xuất lá, rễ cây dâu tằm.

Trước đây đã có nhiều phương pháp chiết xuất nhưng hiệu suất, chất lượng thành phẩm cũng thấp mà giá thành cao. Để khắc phục những nhược điểm này, bác sỹ Nguyễn Quang Trung đã tìm ra phương pháp chiết xuất mới bằng dung môi ethanol thay vì dung môi methanol. Dung môi ethanol rất dễ kiếm và rẻ tiền, đồng thời ít độc hại hơn còn nguyên liệu lá dâu, rễ dâu tằm có thể tìm thấy ở nhiều vùng trong cả nước.  

Hiệu suất thu hồi bột chiết từ lá và rễ dâu tằm cao hơn tới 16,5% so với những phương pháp trước bởi phương pháp chiết xuất này có khả năng sử dụng nguyên liệu lá, rễ khô nghiền nhỏ tới ba lần. Trong mỗi lần chiết xuất, bác sỹ Trung đã sử dụng những tỷ lệ dung môi khác nhau với thời gian chiết xuất mỗi lần từ 4 đến 8 giờ trong điều kiện nhiệt độ từ 80 đến 90 độ C, quy trình diễn ra trong điều kiện áp suất thấp. 

Với phương pháp chiết xuất mới này, bác sỹ Trung đã trở thành cá nhân đầu tiên và duy nhất của tỉnh Quảng Ninh được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Bằng độc quyền cho loại hình giải pháp hữu ích. Kết quả nghiên cứu và quy trình chiết xuất bột lá dâu tằm của ông đã được chuyển giao cho Công ty Cổ phần Y dược phẩm Vimedimex TP Hồ Chí Minh và công ty này đã cho ra đời sản phẩm Morussan có tác dụng hỗ trợ điều trị đái tháo đường type 2.

Nguồn: vista

Số lượt đọc: 15159

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao (22/10/2018)
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)