Tin KHCN nước ngoài
Thuốc nổ mới có thể khiến TNT độc hại trở nên lỗi thời (22/06/2018)
-   +   A-   A+   In  

Các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos (LANL) và Phòng thí nghiệm Nghiên cứu quân sự Hoa Kỳ ở Aberdeen, Maryland đã tạo ra loại thuốc nổ mới có sức công phá như trinitrotoluene (TNT), nhưng lại an toàn và thân thiện hơn với môi trường.

TNT được phát minh bởi nhà hóa học người Đức Julius Wilbrand vào năm 1863. Ban đầu, TNT là thuốc nhuộm vải, nhưng đến năm 1891, Carl Häussermann đã phát hiện ra những đặc tính gây nổ của nó. Hiện nay, TNT là thuốc nổ phổ biến nhất và được sử dụng phổ biến cho cả các ứng dụng quân sự và dân sự. Lý do là vì TNT không chỉ là thuốc nổ mạnh mà cũng có thể được làm tan chảy và đổ vào khuôn.

Nhưng TNT rất an toàn để xử lý. Trên thực tế, Đạo luật Thuốc nổ năm 1875 của Anh thậm chí không xếp TNT vào danh mục thuốc nổ khi đề cập đến khía cạnh lưu trữ và xử lý. Nguyên nhân là do TNT rất khó nổ, nên cần có kíp nổ và tiền thuốc nổ được coi là lợi thế để tăng cường độ của thuốc bằng một sóng xung kích đủ mạnh. Tuy nhiên, TNT cũng rất độc với thời gian phơi nhiễm kéo dài ảnh hưởng đến máu, gan và lá lách. Đây cũng là một chất có thể gây ung thư cho người và là một chất gây ô nhiễm đất và nước rất nguy hiểm. Vì thế, việc tìm kiếm chất thay thế an toàn và hiệu quả hơn tan chảy giống TNT có nhiều điểm thú vị.

Thuốc nổ mới là một hợp chất chứa nitơ được gọi là bis-oxadiazole hoặc về mặt kỹ thuật là bis (1,2,4-oxadiazole) bis (methylene) dinitrate. Phân tử gồm 24 nguyên tử này chứa đầy nitơ và khi phát nổ mạnh hơn 1,5 lần so với TNT. Thuốc nổ mới có điểm nóng chảy tương đương và không nhạy như TNT. Tuy nhiên, nó thân thiện với môi trường và ít độc hại hơn.

Vấn đề khó khăn là tìm cách tạo ra bis-oxadiazole đủ số lượng với hiệu suất như mong đợi. Những nỗ lực đầu tiên để tổng hợp bis-oxadiazole chỉ đạt hiệu suất 4%, nhưng nhóm nghiên cứu hiện đã cố gắng tăng hiệu suất lên 44%. Các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu mở rộng quy mô sản xuất thuốc nổ trước khi đưa nó qua một loạt thử nghiệm gây nổ và độc chất.

Nguồn: Nasati

Số lượt đọc: 3938

Về trang trước Về đầu trang