Tin KHCN trong nước
Cục Sở hữu trí tuệ cấp hơn 11 nghìn văn bằng bảo hộ trong 5 tháng đầu năm (22/06/2018)
-   +   A-   A+   In  

Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), trong 5 tháng đầu năm 2018, Cục đã cấp 11.400 văn bằng bảo hộ bao gồm sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp..., tăng 5% so với cùng kỳ năm 2017.

Báo cáo hoạt động sở hữu trí tuệ (SHTT) trong 6 tháng đầu năm của Cục SHTT cho biết, công tác tiếp nhận và xử lý đơn đã có sự tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm 2017.

Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm 2018, Cục đã chấp nhận và cấp văn bằng bảo hộ cho 11.400 đối tượng sở hữu công nghiệp (tăng 5% so với cùng kỳ năm 2017), bao gồm 1.201 bằng độc quyền sáng chế, 138 bằng độc quyền giải pháp hữu ích, 1.150 bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, 8.905 giấy chứng nhận cho 6.762 nhãn hiệu quốc gia và 2.143 đăng ký quốc tế nhãn hiệu thông qua hệ thống Madrid, 6 giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý.

Cũng trong 5 tháng đầu năm nay, Cục SHTT đã xử lý hơn 30.000 đơn các loại, trong đó có hơn 16.000 đơn đăng ký xác lập quyền (sở hữu công nghiệp, đơn nhãn hiệu, giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý và chấp nhận bảo hộ), tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2017. 

Như vậy, số đơn các loại được xử lý chiếm 72% trong tổng số gần 42.000 mà Cục SHTT tiếp nhận, bao gồm hơn 24.000 đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2017). 

Cục cũng từ chối bảo hộ hơn 3.000 đối tượng sở hữu công nghiệp, trong đó có hơn 600 đăng ký nhãn hiệu quốc tế có chỉ định Việt Nam.

Bên cạnh việc cấp văn bằng bảo hộ và xử lý đơn các loại, từ đầu năm đến nay, Cục SHTT còn tập trung xây dựng Dự thảo Đề án Chiến lược phát triển hoạt động SHTT 2018-2030; lấy ý kiến các bộ, ngành về dự thảo này.

Trong 6 tháng cuối năm 2018, Cục SHTT sẽ tập trung hoàn thiện đề án chiến lược nói trên để trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 9/2018, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thủ tục gia nhập Thỏa ước La Hay về đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

Một hoạt động nổi bật khác của Cục SHTT là ký biên bản ghi nhớ hợp tác song phương với Viện Sở hữu công nghiệp Pháp (INPI) trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; ký thỏa thuận hợp tác với Cơ quan sáng chế Nhật Bản và cơ quan SHTT Hàn Quốc...

Nguồn: Báo KH&PT

Số lượt đọc: 2905

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao (22/10/2018)
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)