Tin KHCN trong nước
Đèn học thông minh 4.0 đầu tiên 'made by Vietnam' (07/06/2018)
-   +   A-   A+   In  

Một chiếc đèn bàn học nhưng không chỉ dừng lại là đèn bàn học, mà còn tích hợp nhiều chức năng khác, biến nó trở thành một thiết bị thông minh 4.0.

Chiếc đèn thông minh The Smart Light và các sản phẩm khác thuộc Hệ sinh thái Giáo dục 4.0 là ước mơ được ấp ủ, thực hiện trong suốt 10 năm của anh Nguyễn Huy Du - nhà sáng lập công ty Công ty cổ phần phát triển giáo dục thông minh (SEDU).

Cuối cùng, sau 6 năm nghiên cứu, chiếc đèn được ra mắt người tiêu dùng Việt vào sáng 2/6/2018 tại Hà Nội.

Giới thiệu về chiếc đèn thông minh đầu tiên tại Việt Nam, CEO Nguyễn Huy Du cho hay: “The Smart Light trước hết là một chiếc đèn học để bàn sử dụng công nghệ ánh sáng trắng (LED), giúp người dùng tiết kiệm năng lượng, 3 cấp độ ánh sáng ban ngày, buổi tối và ban đêm. Người dùng có thể giảm thiểu các tật khúc xạ về mắt thường gặp như cận thị, viễn thị, loạn thị”.

Đèn được tích hợp camera IP, loa, mic có kết nối wifi giúp cha mẹ giám sát, hỗ trợ con trẻ trong việc học, nói chuyện miễn phí qua nền tảng Internet từ nhiều nơi qua máy tính, máy tính bảng và điện thoại thông minh. Người học không cần phải lặn lội tìm tới nhà giáo viên hay gia sư, và ngược lại.

Sản phẩm này còn được trang bị kết nối với một mạng dạy kèm với hàng trăm ngàn giáo viên, gia sư tại Việt Nam và chuyên gia giáo dục trên toàn cầu trong nhiều môn học, lĩnh vực, mức độ chuyên môn khác nhau.

Nền tảng mạng dạy kèm mà tôi vừa nhắc tới có tên là “Uber Gia sư 4.0”. Nó giúp kết nối người học với người dạy, tiếp cận nguồn tri thức bất kể khoảng cách địa lý, linh hoạt về thời gian. Như vậy, các em học sinh, sinh viên không chỉ được đảm bảo về điều kiện ánh sáng, mà còn được tạo điều kiện thuận lợi để học tập, trau dồi kiến thức hiệu quả.

Đồng thời, CEO Nguyễn Huy Du bày tỏ mong muốn tạo cho các bạn sinh viên của các trường Đại học Công nghiệp cơ hội tham gia vào mạng lưới dạy học trực tuyến nhằm truyền đạt những kiến thức phổ thông và giúp một phần trang trải cuộc sống. Ước tính, hệ thống đèn được bán khắp toàn quốc có thể cung cấp một số lượng lớn việc cho 600 bạn kỹ thuật viên.

Thông qua sự kiện, CEO Nguyễn Huy Du chia sẻ khát vọng đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào giáo dục, nhất là công nghệ Internet vạn vật (IoT), giúp cho việc học nói riêng và nền giáo dục nói chung có bước dịch chuyển mới, cách thức mới, phát triển vững chắc lĩnh vực được coi là nền tảng trong mọi xu hướng phát triển chung hiện nay.

Nguồn: VTC News

Số lượt đọc: 4663

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao (22/10/2018)
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)