Tin KHCN trong nước
Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia Công nghệ Enzyme và Protein: 132 công bố quốc tế và 19 công nghệ chuyển giao (08/06/2018)
-   +   A-   A+   In  

Sau 15 năm hoạt động, Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia công nghệ Enzyme và Protein KLEPT (Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQGHN) đã bước đầu trở thành một đơn vị có thể vừa làm tốt nghiên cứu cơ bản, vừa có nhiều sản phẩm ứng dụng và chuyển giao. Với những kết quả này, tại lễ kỷ niệm 15 năm thành lập diễn ra vào ngày 30/5/2018, KLEPT đã vinh dự đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Là một trong số 16 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, KLEPT được Nhà nước đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại như hệ thống sắc ký hiệu năng cao, hệ thống phân tích proteomic, hệ thống phân tích tế bào bằng dòng chảy… Phòng thí nghiệm đã tập trung vào các hướng nghiên cứu chính: điều tra, nghiên cứu các protein, enzyme có tiềm năng ứng dụng trong phát triển thuốc và y học; phát hiện, nhận dạng các protein ở người và một số sinh vật trong điều kiện bình thường và bệnh lý (ung thư máu, ung thư gan, ung thư đại trực tràng) hay stress (a xít, oxy hóa); phát triển và ứng dụng các kỹ thuật thiết kế, chế tạo các bộ kit và biosensor (cảm biến sinh học) để phát hiện và chẩn đoán một số bệnh và/hay một số tác nhân gây bệnh ở người; sản xuất một số enzyme và protein có nhiều ứng dụng trong nghiên cứu sinh học phân tử và y học; phát triển các loại sản phẩm về probiotic và prebiotic để hỗ trợ điều trị và phòng một số bệnh đường tiêu hóa, tăng cường sức khỏe cho người và phòng bệnh virus đốm trắng ở tôm; phát triển các hệ thống chuyển gene/biểu hiện gene hiệu suất cao ở nấm sợi và nấm dược liệu phục vụ sản xuất enzyme/protein có giá trị kinh tế.

Từ hơn 100 đề tài, dự án nghiên cứu, trong đó có 13 đề tài do Quỹ Nafosted tài trợ, 7 đề tài hợp tác quốc tế, KLEPT đã có được 132 bài báo trên các tạp chí quốc tế, chủ yếu là tạp chí ISI, 11 công trình đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích (Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN đã cấp giấy chứng nhận 1 sáng chế, 1 giải pháp hữu ích), chuyển giao 19 công nghệ cho các cơ sở sản xuất. Một số sản phẩm tiêu biểu của KLEPT là Men vi sinh Bio_VP28 cho tôm, sản phẩm của đề tàiĐề tài KC.04.09/11-15 “Nghiên cứu chế tạo chế phẩm probiotic dạng bào tử Bacillus subtilis tái tổ hợp để phòng virus gây bệnh đốm trắng ở tôm" (2012-2015), bộ kit tinh sạch DNA và RNA từ tiêu bản mô ung thư MagPure FFPE DNA/RNA nano kit, AnaPure FFPE DNA/RNA mini kit, kết quả của đề tài cấp ĐHQGHN “Nghiên cứu tạo kít tách chiết ADN và ARN từ các tiêu bản cố định mẫu mô ung thư (2016-2018), thực phẩm chức năng tăng cường miễn dịch và tiêu hóa Spobio Immunobran (Arabinoxylan 6-600 kDa)”, sản phẩm của đề tài “Nghiên cứu ứng dụng endo-xylanase để sản xuất arabinoxylan từ cám gạo làm thực phẩm chức năng” và dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước “Sản xuất thực phẩm chức năng có arabinoxylan từ cám gạo bằng công nghệ enzyme (2016-2018)” do Bộ Công thương cấp kinh phí.

KLEPT còn thực hiện nhiệm vụ đào tạo thông qua việc kết hợp chặt chẽ với nhiều đơn vị của ĐHQGHN mở các chương trình đào tạo cán bộ trình độ đại học, sau đại học, đón nhận các thực tập sinh về lĩnh vực sinh học và công nghệ sinh học. Song song với đó, KLEPT còn cung cấp các dịch vụ đào tạo chất lượng cao về các kỹ thuật PCR, RT-PCR, xác định trình tự gene, nhân dòng và biểu hiện gene, phân tích axit nucleic, protein, enzyme và nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học khác…

Trước những thành công này, GS.TS. Nguyễn Hữu Đức - Phó Giám đốc ĐHQGHN, đánh giá KLEPT đã “làm tốt công tác nghiên cứu cơ bản và có định hướng đổi mới sáng tạo bằng có công nghệ lõi, sáng chế” và cho biết trong thời gian tới, ĐHQGHN sẽ nhân rộng mô hình này.

Nguồn: Tia sáng

Số lượt đọc: 4242

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Những tiến bộ trong nghiên cứu, ứng dụng giống vật nuôi tại Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu, đề xuất định hướng thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu giải pháp tạo nguồn và kỹ thuật tưới tiết kiệm nước nhằm phát triển bền vững cây điều vùng Đông Nam Bộ (23/12/2020)
  • Khai thác và phát triển nguồn gen Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T. Tsai et K.M. Feng) và Hoàng liên Ô rô (Mahonia nepalensis DC) làm nguyên liệu sản xuất thuốc (23/12/2020)
  • Nghiên cứu phát triển kỹ thuật đo liều bức xạ nơtron (23/12/2020)
  • Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng (23/12/2020)
  • Hoàn thiện công nghệ trồng trọt, sản xuất cao định chuẩn và sản xuất chế phẩm từ cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult) hỗ trợ điều trị đái tháo đường (23/12/2020)
  • Sản xuất thử nghiệm xúc xích lên men khô và bán khô bằng công nghệ vi sinh (23/12/2020)
  • Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và công nghệ sản xuất giống hiện đại phát triển giống lúa chất lượng cao tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang (23/12/2020)
  • Sàng lọc phân tử các bacteriocin có tiềm năng kháng ung thư từ khu hệ vi sinh vật người bằng cách tiếp cận tin sinh học và sinh học phân tử (23/12/2020)