Tin KHCN trong nước
Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, kết nối toàn cầu (26/03/2018)
-   +   A-   A+   In  
Ngày 21/3/2018, tại TP Hồ Chí Minh, Saigon Innovation Hub (SIHUB) - Không gian hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo (thuộc Sở Khoa học & Công nghệ TP Hồ Chí Minh) đã có buổi gặp gỡ báo chí để giới thiệu chương trình hoạt động “SIHUB 2020 - Hướng đến kết nối toàn cầu" với 10 chương trình lớn.

10 trụ cột lớn của SIHUB 2020 được giới thiệu bao gồm: Global Partnerships (Đối tác toàn cầu), Global Strategic Alliances (Liên minh chiến lược toàn cầu), Global Events (Các sự kiện toàn cầu), Global Education (Giáo dục quốc tế), Global Research (Nghiên cứu quốc tế), Global Entrepreneurship (Doanh nhân quốc tế), Global Social Impact (Tác động xã hội quốc tế), Global Culture (Hội nhập văn hóa quốc tế), Global Policy (Chính sách quốc tế) và Global Think Tank. Việc liên kết với các đối tác quốc tế, các hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo phát triển trên thế giới được SIHUB thực hiện xuyên suốt trong các hoạt động từ nay đến năm 2020 nhằm tạo ra một hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo hàng đầu của khu vực Đông Nam Á.

Theo ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc điều hành SIHUB, sau 2 năm Chính phủ phát động chương trình Quốc gia khởi nghiệp, TP Hồ Chí Minh đã trở thành khu vực có phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo sôi nổi nhất. Cụ thể, trong số khoảng 1.800 start-up trên cả nước, TP Hồ Chí Minh có khoảng 834 start-up đang hoạt động, chiếm 42%. Tuy nhiên, các chỉ số về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của Việt Nam vẫn còn đứng sau nhiều nước trong khu vực như Singapo, Malaixia; đa số các start-up có quy mô nhỏ, nằm ở giai đoạn hạt giống cần hỗ trợ ươm tạo, khả năng tăng trưởng đột phá không cao. Đi liền đó là cơ chế chính sách vẫn chưa thực sự tạo ra cú hích mạnh cho hoạt động khởi nghiệp. 

Theo báo cáo kết quả khảo sát về chỉ số khởi nghiệp TP Hồ Chí Minh theo phương pháp GEM (Global Entrepreneurship Monitor) năm 2017, trong 12 chỉ số về hệ sinh thái khởi nghiệp, 3 chỉ số được đánh giá cao nhất là: Văn hóa và chuẩn mực xã hội; Năng động của thị trường nội địa; Cơ sở hạ tầng. Một vài chỉ số bị đánh giá kém là: Tài chính cho kinh doanh; Chuyển giao công nghệ và Giáo dục về kinh doanh ở bậc phổ thông... 

Nhìn chung, tỷ lệ khởi nghiệp trong doanh nghiệp ở TP Hồ Chí Minh cao hơn so với mức trung bình của Việt Nam và đang có xu hướng tăng lên: từ mức 2% năm 2013, lên 2,5% năm 2015 và 2,7% năm 2017 (so với mức 0,6% của cả nước năm 2017).

Riêng với SIHUB, trong hai năm qua đã hỗ trợ hơn 958 dự án khởi nghiệp, 15 vườn ươm; hỗ trợ nâng cao năng lực, phát triển mạng lưới cho hơn 100 cố vấn khởi nghiệp, đào tạo 115 giảng viên đại học về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

Sau khi hoàn thành giai đoạn 1 là xây dựng và kiến tạo, SIHUB đã chuẩn bị tiềm lực và chiến lược đến năm 2020 để bước sang giai đoạn 2 của một hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo là giai đoạn hội nhập toàn cầu. Vì vậy, từ năm 2018, SIHUB đẩy mạnh phát triển các chương trình hợp tác với các tổ chức và hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của các quốc gia để kết nối doanh nghiệp, cộng đồng, xây dựng một lộ trình hội nhập kinh tế toàn cầu, trong đó kinh tế sáng tạo đóng vai trò chủ chốt.

Nguồn: Báo Hà Nội mới

Số lượt đọc: 4048

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao (22/10/2018)
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)