Tin KHCN trong nước
WEF: Việt Nam không thuộc nhóm các nước sẵn sàng cho CMCN 4 (12/03/2018)
-   +   A-   A+   In  
Với các chỉ số liên quan đến đổi mới sáng tạo còn ở mức thấp, Việt Nam thuộc vào nhóm các quốc gia chưa sẵn sàng cho cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4), theo báo cáo mới đây của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).

Báo cáo của WEF đánh giá về mức độ sẵn sàng cho sản xuất trong tương lai của 100 quốc gia.

Theo đó, Việt Nam thuộc vào nhóm các quốc gia “trứng nước” về công nghệ và đổi mới, cụ thể:
+ xếp hạng 70/100 về nguồn nhân lực, trong đó các chỉ số về lao động có chuyên môn cao, chất lượng đại học lần lượt xếp hạng 81/100 và 75/100;
+ xếp hạng 90/100 về công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó, xếp hạng 92/100 về nền tảng công nghệ, xếp hạng 77/100 về năng lực sáng tạo.

Có thể tham khảo một vài chỉ số cụ thể trong lĩnh vực công nghệ và đổi mới sáng tạo của Việt Nam ở đây.

Trong số những nước ở khu vực Đông Nam Á được báo cáo của WEF đánh giá, Việt Nam đứng sau Singapo và Malaixia (hai nước thuộc nhóm 25 nước "dẫn đầu"), Thái Lan và Philipin (hai nước thuộc nhóm 10 nước “có kế thừa”). Việt Nam cũng đứng sau Indonesia và chỉ trên Cambodia, là hai nước cùng nhóm 58 nước “trứng nước” với Việt Nam. Đông Nam Á không có nước nào thuộc nhóm 7 nước "tiềm năng cao".

Theo báo cáo, chỉ có 25 nước thuộc nhóm dẫn đầu được hưởng lợi từ CMCN 4, bao gồm: Mỹ, Anh, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Áo, Bỉ, Canada, Trung Quốc, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Ireland, Israel, Italia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaixia, Hà Lan, Ba Lan, Singapo, Slovenia, Tây Ban Nha). Nhóm này hiện chiếm hơn 75% giá trị sản xuất toàn cầu và tiếp tục có khả năng tăng trưởng thị phần trong tương lai. 

Một số quốc gia thuộc nhóm dẫn đầu như Đức, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ chiếm 70% doanh thu của thị trường robot toàn cầu - một trong những công cụ quan trọng và được sử dụng phổ biến trong CMCN 4, trong đó Đức, Nhật Bản, và Mỹ sẽ thống trị về mặt hàng robot có giá trị cao. 

Nguồn: Tia sáng

Số lượt đọc: 2155

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao (22/10/2018)
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)