Tin KHCN trong nước
Thủ tướng dự lễ bàn giao Trung tâm đào tạo cán bộ quản lý KHCN cho Lào (06/02/2018)
-   +   A-   A+   In  
Ngày 4/2/2018, tại Thủ đô Vientiane (Lào), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith đã dự lễ khánh thành Trung tâm đào tạo cán bộ quản lý khoa học và công nghệ (KHCN) Lào, một biểu tượng của hợp tác KHCN giữa hai nước.

Nhân dịp này, hai Thủ tướng đã chứng kiến ký Biên bản bàn giao Trung tâm giữa Bộ KHCN Việt Nam và Bộ KHCN Lào.

Theo Bộ trưởng Bộ KHCN Chu Ngọc Anh, dự án khởi công tháng 9/2015 và đã hoàn thành, nghiệm thu vào tháng 12/2017 theo đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng theo yêu cầu và quy định đề ra. Dự án sử dụng nguồn vốn viện trợ của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào.

Dự án hoàn thành bảo đảm hạ tầng phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ quản lý KHCN của Lào đáp ứng quy mô đào tạo 600 đến 800 lượt người/năm và nơi làm việc cho khoảng 70 cán bộ, nhà khoa học, giáo viên giảng dạy.

 

Hai Thủ tướng đã chứng kiến ký Biên bản bàn giao Trung tâm giữa Bộ KHCN Việt Nam và Bộ KHCN Lào. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Trong ngày 5/2/2018, Trung tâm tổ chức khóa đào tạo đầu tiên cho hơn 50 cán bộ quản lý từ Bộ KH&CN, một số bộ, ngành và doanh nghiệp của Lào về hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đây sẽ là hoạt động khởi đầu cho chương trình hợp tác trong năm 2018 giữa hai đơn vị.

Trước mắt, Trung tâm sẽ là cơ sở nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ có trình độ đại học, sau đại học chuyên ngành về quản lý KH&CN.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng KH&CN Lào Boviengkham Vongdara đánh giá cao dự án này, cho rằng đây là biểu tượng mẫu mực của sự hợp tác về KH&CN giữa Lào và Việt Nam. Trung tâm này sẽ là cơ sở nghiên cứu và đào tạo để nâng cao trình độ về quản lý KH&CN và đổi mới sáng tạo cho cán bộ trong ngành KH&CN, cán bộ quản lý KH&CN của các ngành ở Trung ương và địa phương, các doanh nghiệp.

Theo định hướng phát triển KH&CN đến năm 2020, số lượng cán bộ nghiên cứu và phát triển của Lào sẽ đạt khoảng 11 người/vạn dân, khi đó số lượng cán bộ quản lý KH&CN trong các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp dự kiến cũng tăng lên gấp đôi, nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý KH&CN dự kiến sẽ tăng khoảng 1.000 lượt người/năm.

Nguồn: Chinhphu.vn

Số lượt đọc: 3347

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao (22/10/2018)
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)