Tin KHCN trong nước
SMAC - Nền tảng công nghệ phát triển thông minh (27/08/2014)
-   +   A-   A+   In  

Chủ đề "SMAC - Nền tảng công nghệ phát triển thông minh" vừa được Viện Khoa học Công nghệ VINASA (VSTI), Hiệp hội phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam VINASA, Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số Việt Nam (NISCI), Bộ Thông tin và Truyền thông, Viện Công nghệ thông tin (ITI), Đại học Quốc gia Hà Nội, với sự hỗ trợ của các đơn vị trong đó có Microsoft tổ chức tại sự kiện Ngày Công nghệ Thông tin 2014 diễn ra sáng 25/8/2014, tại Hà Nội.

SMAC là nền tảng mới nhất của ngành CNTT thế giới, dựa trên 4 xu hướng hiện đại là Social - xã hội (S), Mobile - di động (M), Analytics - phân tích dữ liệu (A) và Cloud - đám mây (C). Xu hướng SMAC sẽ giúp kết hợp toàn bộ cấu thành hệ thống một cách chặt chẽ, và tạo ra một hệ sinh thái hoàn chỉnh, lấy con người làm trọng tâm, định hình phát triển xu hướng thông minh mới. Tại sự kiện này, Microsoft đã có phần tham luận xoay quanh chủ điểm Cloud, trọng tâm của SMAC. Bài tham luận nêu bật những ưu điểm về hệ điều hành đám mây Windows Azure, dịch vụ đám mây và vận hành đám mây để có được hiệu quả tối ưu nhất.

Với nhiều trung tâm kinh tế và đô thị phát triển mạnh tại khu vực, Việt Nam có tiềm năng phát triển công nghệ SMAC rất lớn. Các doanh nghiệp Việt đang đưa ra các mức đầu tư lớn cho việc cung cấp các dịch vụ trên nền điện toán đám mây. Ngoài ra, xu hướng Mobility, cũng vấn tiếp tục phát triển với số lượng người dùng ngày càng gia tăng, và làm truyền thông xã hội tại Việt Nam gia tăng mạnh mẽ. Theo con số ước tính, bước nhảy vọt về dịch vụ đám mây, di động, truyền thông xã hội.. này đã đóng góp hơn 80% phương thức giao tiếp online, video online và các nội dung số trên di động. Theo đánh giá của các chuyên gia đầu ngành thì SMAC chính là một cơ hội để Việt Nam đi tắt đón đầu, đuổi kịp các nước phát triển trên thế giới trong kỷ nguyên số. Tiến sĩ Nguyễn Việt Hải, Phó chủ tịch VINASA cho biết: “Microsoft là một đối tác quan trọng trong quá trình tư vấn, xây dựng, và phát triển SMAC nói chung và điện toán đám mây tại Việt Nam. Nhờ sự sẵn sàng của hạ tầng dịch vụ Windows Azure, Hạ tầng như một Dịch vụ -IaaS, Microsoft hiện là nhà cung cấp điện toán đám mây duy nhất có thể cung cấp cho khách hàng một giải pháp điện toán đám mây lai toàn diện. Giải pháp này tích hợp cơ sở hạ tầng CNTT hiện tại với tất cả các lợi ích của điện toán đám mây công cộng”.

 Ngày Công nghệ Thông tin 2014 lần đầu tiên được tổ chức đã thu hút gần 400 đại biểu trong đó có trên 150 đại biểu là lãnh đạo cao cấp, quản lý CNTT các bộ, ban, ngành, và trên 250 lãnh đạo các doanh nghiệp và cơ quan truyền thông, báo chí. Chương trình dự kiến sẽ được tổ chức thường niên như một diễn đàn về xu hướng công nghệ của Việt Nam và thế giới.

Nguồn: vista

Số lượt đọc: 11655

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Những tiến bộ trong nghiên cứu, ứng dụng giống vật nuôi tại Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu, đề xuất định hướng thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu giải pháp tạo nguồn và kỹ thuật tưới tiết kiệm nước nhằm phát triển bền vững cây điều vùng Đông Nam Bộ (23/12/2020)
  • Khai thác và phát triển nguồn gen Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T. Tsai et K.M. Feng) và Hoàng liên Ô rô (Mahonia nepalensis DC) làm nguyên liệu sản xuất thuốc (23/12/2020)
  • Nghiên cứu phát triển kỹ thuật đo liều bức xạ nơtron (23/12/2020)
  • Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng (23/12/2020)
  • Hoàn thiện công nghệ trồng trọt, sản xuất cao định chuẩn và sản xuất chế phẩm từ cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult) hỗ trợ điều trị đái tháo đường (23/12/2020)
  • Sản xuất thử nghiệm xúc xích lên men khô và bán khô bằng công nghệ vi sinh (23/12/2020)
  • Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và công nghệ sản xuất giống hiện đại phát triển giống lúa chất lượng cao tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang (23/12/2020)
  • Sàng lọc phân tử các bacteriocin có tiềm năng kháng ung thư từ khu hệ vi sinh vật người bằng cách tiếp cận tin sinh học và sinh học phân tử (23/12/2020)