Tin KHCN trong nước
Hoàn thiện công nghệ sản xuất chất phụ gia giảm nhiệt độ đông đặc cho dầu thô và một số hóa phẩm dạng lỏng (23/11/2017)
-   +   A-   A+   In  
Để tạo cơ sở cho việc triển khai áp dụng các sản phẩm hoá chất khai thác tự chế tạo tại Việt Nam, góp phần chủ động nguồn hoá chất khai thác cho công nghiệp khai thác dầu khí, trong khoảng thời gian từ tháng 9/2013 đến tháng 6/2016, Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí do KS. Phan Văn Minh làm chủ nhiệm, đã thực hiện dự án: “Hoàn thiện công nghệ sản xuất chất phụ gia giảm nhiệt độ đông đặc cho dầu thô và một số hóa phẩm dạng lỏng”.

Mục tiêu tổng quát của dự án là: Phát triển một số sản phẩm dạng lỏng phục vụ cho khai thác, xử lý, vận chuyển dầu như: hoá phẩm (HP) giảm nhiệt độ đông đặc, cải thiện tính lưu biến cho xử lý dầu thô (PPD); HP xử lý lắng đọng muối vô cơ (DMC-Descale 1; DMC-Descale 2); HP khử nhũ cho xử lý dầu thô; HP cho xử lý loại trừ lắng đọng parafin theo phương pháp nhiệt hoá học (DMC- Thermo1; DMC-Thermo2); Hoá phẩm tạo nhũ cho hệ nhũ tương axit (DMC- Emul).

Mục tiêu cụ thể của dự án: Hoàn thiện quy trình sản xuất chất phụ gia giảm nhiệt độ đông đặc, tăng tính lưu biến áp dụng cho xử lý dầu thô và một số sản phẩm dạng lỏng phục vụ khai thác và vận chuyển dầu.

Dự án nghiên cứu đã hoàn thiện công nghệ sản xuất hóa phẩm giảm nhiệt độ đông đặc, tăng tính lưu biến cho dầu thô và một số sản phẩm dạng lỏng, cụ thể là:

Đã nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất, sản xuất thử thành công các hệ hóa phẩm DMC PPD, DMC - Demul, thermo 1, thermo 2, DMC - descale1, DMC - Descale2, DMC - Emul. Các sản phẩm này đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu về kỹ thuật và có chất lượng tương đương với các sản phẩm nhập ngoại.

Do công nghệ sản xuất đi từ các nguyên liệu là hóa chất cơ bản nên luôn ổn định dễ kiếm, giá thành rẻ, công nghệ sản xuất không phức tạp nên giá thành sản không cao, thấp hơn giá nhập ngoại. Bên cạnh đó nhu cầu thi trường đối với các sản phẩm này lại rất lớn vì đây là các sản phẩm hóa chất cho khai thác dầu nhưng hiện nay trong nước còn phải nhập ngoại chưa sản xuất được.

Những ưu điểm nêu trên là cơ sở để có thể kết luận rằng: các hóa phẩm DMC sản xuất thử trong dự án này có khả phát triển tốt trên thị trường Việt Nam.

Nguồn: Nasati

Số lượt đọc: 4256

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao (22/10/2018)
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)