Tin KHCN trong nước
Giới thiệu máy cắt, vớt lục bình thế hệ mới (16/11/2017)
-   +   A-   A+   In  
Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ máy công nghiệp (thuộc Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh) vừa bàn giao hai máy cắt vớt lục bình, rong, cỏ dại phiên bản mới nhất.

Đây là kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước và dự án sản xuất thử nghiệm của Sở Khoa học và Công nghệ, được ký kết thực hiện với Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi.

PGS.TS Bùi Trung Thành - Giám đốc Trung tâm cho biết: Máy B.3.0 dùng để cắt vớt lục bình trên khu vực thượng nguồn sông Sài Gòn. Máy có chiều rộng cắt vớt là 3 m, chiều sâu cắt vớt đến 1 m, sức chứa 22 m3 và thiết bị băm sơ bộ lục bình.

Tốc độ khi máy làm việc đạt đến 3 km/h cho phép nâng cao năng suất làm việc, khi vận chuyển lục bình là 7 km/h. Máy tiêu thụ dầu phạm vi 13 l/h. Dao cắt rong, cỏ, lục bình được chế tạo bằng thép không rỉ. Điểm mới của máy là cabin bảo vệ cho người lái, có thể tháo rời khi di chuyển máy qua các địa điểm có tĩnh không thấp.

Máy B.2.4 có các tính năng và kết cấu tương tự máy B3.0 nhưng kích thước, sức chứa, công suất nhỏ hơn, thích hợp để cắt vớt lục bình, cỏ dại trên kênh rạch trung bình. Thiết bị được bảo hành trong 12 tháng.

Hai máy trên được UBND TPHCM chấp thuận đầu tư nhằm khơi thông dòng chảy, cải thiện ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn cho các công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố.

Theo đuổi máy cắt vớt lục bình từ những năm 2000, suốt 10 năm nay, TS Thành bền bỉ cải tiến các phiên bản, dòng máy cho phù hợp thực tế. Đến nay, Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh đã chuyển giao 5 máy, trong đó TP. HCM có 4 máy, Vườn quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang) 1 máy.

TS Thành chia sẻ đang có kế hoạch phát triển hệ thống máy đồng bộ để trục vớt và xử lý lục bình làm phân vi sinh trên thượng nguồn sông Sài Gòn với năng suất hơn 200 m3/h.
 

Nguồn: Sở KH&CN TP Hồ Chí Minh

Số lượt đọc: 5845

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao (22/10/2018)
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)