Tin KHCN trong nước
Phát triển ôtô điện, cần tổ hợp nhiều công nghệ (23/10/2017)
-   +   A-   A+   In  
Ngày 17/10/2017, tại Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội đã diễn ra hội thảo 'Hệ thống giao thông và phương tiện di chuyển thông minh'. Tại hội thảo, các chuyên gia, học giả và các nhà hoạch định chính sách đã trình bày, thảo luận những ý tưởng nghiên cứu mới về hệ thống giao thông đô thị và các phương tiện di chuyển thông minh, tiết kiệm năng lượng cũng như các nền tảng hỗ trợ.

Ông Tạ Việt Dũng - Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) - cho rằng phát triển xe điện là xu hướng chung của thế giới trong phát triển hệ thống giao thông thông minh. Vì vậy, đây là lĩnh vực mà Bộ KH&CN rất quan tâm; thể hiện trong định hướng xây dựng hệ thống bản đồ công nghệ dành cho ôtô.

“Trong năm qua, chúng tôi đã triển khai một nhiệm vụ liên quan đến xây dựng bản đồ công nghệ nhằm đánh giá toàn bộ hiện trạng, trình độ công nghệ sản xuất ôtô tại Việt Nam; dựa trên bản đồ công nghệ này để xem xét lại, xây dựng một lộ trình đổi mới công nghệ” - ông Dũng cho biết. “Để phát triển ôtô điện, chúng ta phải tổ hợp rất nhiều công nghệ khác nhau từ công nghệ vật liệu cho đến công nghệ điều khiển".

"Bộ KH&CN đang có rất nhiều chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp, chương trình nghiên cứu kế hoạch và định hướng xây dựng phát triển xe điện. Đây là điều kiện thuận lợi mà các nhà khoa học và doanh nghiệp có thể tận dụng” - ông Dũng chia sẻ thêm.

Là một chuyên gia trong ứng dụng đổi mới công nghệ, Phó Giáo sư - tiến sỹ Tạ Cao Minh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Sáng tạo công nghệ, ĐH Bách khoa Hà Nội - cho rằng, các chính sách, hoạch định của Nhà nước là yếu tố hết sức quan trọng trong việc phát triển hệ thống giao thông thông minh nói chung và ôtô điện nói riêng.

“Nhà nước cần sớm tạo ra bản đồ công nghệ trong lĩnh vực ôtô. Người xây dựng bản đồ đó có thể là các nhà khoa học đã nghiên cứu về ôtô điện. Các nhà khoa học của ĐH Bách khoa đang nghiên cứu về lĩnh vực này cũng sẽ có tiếng nói và tham gia vào tiểu ban hoạch định chính sách” - ông Minh nói.

Ông Dũng kỳ vọng, khi đã có lộ trình đổi mới công nghệ liên quan đến ngành xe điện, phối hợp với bản đồ công nghệ trong lĩnh vực ôtô, Việt Nam sẽ sớm có định hướng công nghệ nào cần nghiên cứu, công nghệ nào cần nhập khẩu

Nguồn: Báo khoa học và phát triển

Số lượt đọc: 3688

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Khai thác và phát triển nguồn gen Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T. Tsai et K.M. Feng) và Hoàng liên Ô rô (Mahonia nepalensis DC) làm nguyên liệu sản xuất thuốc (23/12/2020)
  • Nghiên cứu phát triển kỹ thuật đo liều bức xạ nơtron (23/12/2020)
  • Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng (23/12/2020)
  • Hoàn thiện công nghệ trồng trọt, sản xuất cao định chuẩn và sản xuất chế phẩm từ cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult) hỗ trợ điều trị đái tháo đường (23/12/2020)
  • Sản xuất thử nghiệm xúc xích lên men khô và bán khô bằng công nghệ vi sinh (23/12/2020)
  • Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và công nghệ sản xuất giống hiện đại phát triển giống lúa chất lượng cao tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang (23/12/2020)
  • Sàng lọc phân tử các bacteriocin có tiềm năng kháng ung thư từ khu hệ vi sinh vật người bằng cách tiếp cận tin sinh học và sinh học phân tử (23/12/2020)
  • Hệ thống sấy hồng ngoại (23/12/2020)
  • Nghiên cứu ứng dụng công nghệ plasma lạnh để xử lý nước sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản vùng Tây Nam Bộ (23/12/2020)
  • Nghiên cứu biến tính ống nano carbon và ứng dụng hấp phụ các hợp chất BTEX gây ô nhiễm trong không khí (23/12/2020)