Tin KHCN trong nước
Công nghệ xanh cho môi trường nước có thể ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam (19/10/2017)
-   +   A-   A+   In  
Nhiều ý kiến trong Hội thảo Công nghệ xanh cho môi trường nước bền vững diễn ra sáng 14/10 cho rằng công nghệ xanh cho môi trường nước có thể ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam

Được đồng tổ chức bởi Đại học Công nghệ Sydney (Australia), Đại học Wollongong (Australia), Đại học Bách khoa Thiên Tân (Trung Quốc), Đại học Việt Nhật - ĐHQGHN và Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN, hội thảo đã quy tụ được rất nhiều nhà khoa học, các nhà hoạt động môi trường...

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Giáo sư Ngô Hữu Hào - Đại học công nghệ Sydney - Chủ tọa Hội thảo cho biết: "Sự thiếu hụt nguồn nước sạch tự nhiên đã khiến ngành công nghiệp buộc phải sử dụng tới những nguồn cung nước bổ sung như nước mưa, nước tách muối, nước tái chế. Để đảm bảo, hầu hết những nguồn nước này đều cần phải được xử lý kỹ trước khi sử dụng.

Công nghệ xanh có thể sử dụng trong phát triển bền vững nước để hỗ trợ sự phát triển của các ngành công nghiệp mới, tạo ra nhiều đổi mới công nghệ cho thị trường nước cũng như vị thế của nhưng quốc gia nắm bắt được công nghệ này”. 

 

Giáo sư Ngô Hữu Hào - Đại học Công nghệ Sydney, Australia.

Giáo sư Ngô Hữu Hào - Đại học Công nghệ Sydney, Australia.
 

Cho biết một trong những lĩnh vực trường ưu tiên phát triển là công nghệ môi trường, Giáo sư Furuta Motoo - Hiệu trưởng Đại học Việt Nhật - đánh giá cao ý tưởng tổ chức hội thảo.
 

Giáo sư Furuta Motoo – Hiệu trưởng Đại học Việt Nhật.

Giáo sư Furuta Motoo - Hiệu trưởng Đại học Việt Nhật.


“Trong bối cảnh dân số thế giới gia tăng dẫn tới nhu cầu sử dụng vượt quá khả năng cung cấp của các nguồn nước, tài nguyên nước toàn cầu dần cạn kiệt, nhất là ở các quốc gia chịu tác động mạnh từ biến đổi khí hậu như ở Việt Nam. Việc phát triển công nghệ thân thiện với môi trường, tiết kiệm và tái sử dụng nguồn nước là vô cùng cấp thiết để quản lý và sử dụng tài nguyên nước một cách bền vững nhất” – giáo sư Motoo cho hay.

Theo giáo sư Hảo, công nghệ xanh có thể được ứng dụng vô cùng rộng rãi tại Việt Nam bởi “nhờ nó, bất cứ một loại nước thải nào cũng có thể được tái sử dụng”.

Đây cũng là hướng đi đang được các nhà quản lý Việt Nam lựa chọn để có thể phát triển bền vững.

“Công nghệ xanh trong quản lý bền vững môi trường nước là một trong những giải pháp mà Việt Nam hướng tới để giải quyết các vấn đề trong nước, hướng tới phát triển bền vững. Hiện nay, ngoài những khung pháp lý đã có, chính phủ Việt Nam đã thành lập Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia (NAFOSTED) để cung cấp kinh phí cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu, chuyển đổi, đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ xanh, trong đó có lĩnh vực quản lý môi trường nước” – ông Nguyễn Thế Đồng – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường - cung cấp thêm thông tin.

Hội thảo diễn ra trong 3 ngày từ 13-16/10 tại Khách sạn Pan Pacific, Ba Đình, Hà Nội với 8 phiên thảo luận cùng 85 báo cáo nói, 30 báo cáo treo tường.

Nguồn: Báo khoa học và phát triển

Số lượt đọc: 5925

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)