Tin KHCN trong nước
Xây dựng tiêu chuẩn khung định hình phát triển bền vững đô thị thông minh (11/10/2017)
-   +   A-   A+   In  
Trong thời gian qua, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã có kế hoạch xây dựng bộ tiêu chuẩn khung về smart city (đô thị thông minh) nhằm phát triển cơ sở hạ tầng hiệu quả, môi trường sống thân thiện và phá triển KTXH bền vững.

Ở Việt Nam, từ cuối năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1819/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước với mục tiêu "triển khai đô thị thông minh ít nhất tại 3 điểm theo tiêu chí của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn".

Nghị quyết của Hội nghị Trung ương IV khóa XII cũng nhấn mạnh "ưu tiên phát triển đô thị thông minh". Tháng 12/2016 Văn phòng Chính phủ cũng ra công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng yêu cầu BộThông tin và Truyền thông khẩn trương chủ trì phối hợp với Bộ xây dựng và các cơ quan liên quan ban hành các tiêu chí đánh giá, công nhận đô thị thông minh và các hướng dẫn các địa phương thực hiện.

Từ chủ trương này, nhiều địa phương đã tìm hiểu và triển khai smart city theo các quy mô, hạng mục khác nhau tùy theo điều kiện và nhu cầu. Đến nay, đã có 20 địa phương bắt đầu triển khai đề án đô thị thông minh như: Huế, Đà Nẵng, Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Kiên Giang (huyện đảo Phú Quốc), Lâm Đồng (Đà Lạt), Bình Dương, Hải Phòng và Cà Mau...

Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần có một bộ tiêu chuẩn thông minh để định hình phát triển bền vững đô thị thông minh, đưa ra các tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống và dịch vụ cung cấp cho cộng đồng nhằm hướng đến mục tiêu cao nhất: Mang lại cho người dân đô thị một tiêu chuẩn an toàn, an sinh tốt hơn an ninh được kiểm soát.

Theo ông Nguyễn Văn Khôi - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Tiêu chuẩn Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết Smart City là khái niệm mở không phải là một sản phẩm cụ thể nên hiện quốc tế cũng chưa có định nghĩa rõ ràng. Tuy nhiên, nghiên cứu và xây dựng tiêu chuẩn cho Smart City là điều cần thiết và công việc này đã được đưa vào kế hoạch thực hiện.

Theo ông Khôi hiện qua hàng trăm tiêu chuẩn đô thị. Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đến nay đã ban hành hàng trăm tiêu chuẩn liên quan đến việc vận hành một smart city, điển hình như ISO 37120, ISO/TR37150, ISO 37101, ISO 37102, ISO/TR37121, ISO 37151, ISO 37152... Nội dung các tiêu chuẩn này tập trung vào việc xác định tiêu chí, định hình phát triển bền vững Smart City, đưa ra các tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống và dịch vụ cung cấp cho cộng đồng.

"Do quốc tế chưa có định nghĩa rõ ràng về smart city, nên người ta thường đưa khái niệm chung về ứng dụng khoa học công nghệ mới để người dân có được điều kiện dịch vụ cao hơn mức bình thường. Chúng tôi đưa vào kế hoạch đang xây dựng một số tiêu chuẩn khung, căn cứ hướng dẫn chung của ISO để hưỡng dẫn triển khai xây dựng smart city" - ông Khôi nói và cho biết nếu dự thảo kế hoạch được duyệt, Vụ tiêu chuẩn sẽ triển khai sớm việc xin ý kiến góp ý của các bộ, ngành, địa phương cũng như tổ chức hội nghị, hội thảo lấy ý kiến chuyên gia để đưa ra được tiêu chuẩn hướng dẫn chung. Khi đó, các địa phương, đơn vị tư vấn sẽ có được một bộ chỉ số cơ bản để triển khai xây dựng thành phố thông minh một cách thuận lợi hơn.

Ông Khôi cho biết mặc dù Việt Nam có cơ hội học tập kinh nghiệm từ các nước đã xây dựng tiêu chuẩn cũng như triển khai áp dụng và đánh giá tiêu chuẩn, song do đây là một lĩnh vực mới, lại áp dụng nhiều thành tựu, sản phẩm công nghệ mới để quản lý thân thiện, hiệu quả hơn nên phải có sự tham gia của của khoa học, công nghệ và đội ngũ chuyên gia. Đây là khó khăn mà cơ quan xây dựng tiêu chuẩn đã tiên lượng để tìm giải pháp phù hợp.

Nguồn: VietQ

Số lượt đọc: 4443

Về trang trước Về đầu trang