Tin KHCN trong nước
Công nghệ BIOFLOC xử lý khí độc trong ao nuôi tôm (05/10/2017)
-   +   A-   A+   In  
Công nghệ BIOFLOC có khả năng xử lý khí độc amonia (NH3) và nitrit (NO2-) nhanh trong ao nuôi tôm, đem lại hiệu quả và giá trị kinh tế cao.

Trong những năm gần đây, dịch bệnh ở tôm tăng nhanh. Tôm bệnh do mất cân bằng dinh dưỡng, môi trường bẩn và mầm bệnh. Để loại trừ nguy cơ bệnh, ngoài con giống khỏe mạnh thì môi trường phải sạch và loại trừ được sự lây lan mầm bệnh từ ngoài vào ao nuôi. Tóm lại, nuôi tôm là nuôi nước.

 

Một trong những quan ngại lớn trong nuôi tôm là khí độc hình thành do thức ăn thừa và chất thải của tôm. Amoniac và nitrit tăng nhanh khi tôm lớn, lượng thức ăn nhiều, đặc biệt trong các ao nuôi mật độ cao. Người nuôi tôm thường xử lý khí độc bằng YUCCA, ZEOLITE, vi sinh, hay thay nước. Tuy nhiên các nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra những hạn chế của các phương pháp trên:

• YUCCA: chứa saponin có tác dụng ức chế quá trình chuyển hóa thành amôniac trong ruột. Việc dùng YUCCA xử lý amoniac đã hình thành là không thể.

• ZEOLITE hấp thụ một số chất nhưng kém hơn nhiều so với than hoạt tính. Trong môi trường nước lợ có quá nhiều muối (Na+, Cl-, Ca2+, Mg2+, SO42-…). Các ion muối này chiếm chỗ trên zeolite nên zeolite không có tác dụng xử lý khí độc.

• Vi sinh (nitrobater, nitrosomonas): chuyển ammoniac thành nitrit (độc), nitrit thành nitrat (không độc), rồi nitrat thành nitơ. Như vậy, nguồn nitơ bị mất đi vào không khí. Ngoài ra, quá trình khử khí độc bằng các vi khuẩn trên xảy ra chậm, nhất là quá trình chuyển hóa nitrit sang nitrat, dẫn đến sự tích tụ của độc tố nitrit trong nước. Ngoài ra, vi sinh vật nitrat hóa rất khó sống, dễ chết trong quá trình bảo quản. Rất ít sản phẩm thương mại có vi sinh vật này, hay có thì lượng rất ít, không đủ, khiến nhiều loại sản phẩm trên thị trường có chất lượng không đồng đều, ít tác dụng.

• Thay nước: không kinh tế, khó thực hiện. Ngoài ra với điều kiện ở Việt Nam hiện nay, nước thải từ ao không được kiểm soát, rất dễ mang mầm bệnh.

Công nghệ BIOFLOC là công nghệ xử lý khí độc ammoniac và nitrit trong nước bằng cách thúc đẩy sự phát triển của các vi sinh vật dị dưỡng có lợi có sẵn trong đất và nước, tạo thức ăn tự nhiên giàu đạm từ các khí độc này. Các vi sinh vật dị dưỡng lớn lên nhờ ăn các cacbohydrat và các chất chứa nitơ trong nước như ammoniac, nitrit, qua đó khử khí độc, hạn chế thay nước do nhiễm khí độc, giúp hạn chế sự lây lan của bệnh. Ngoài ra, vi sinh vật dị dưỡng phát triển mạnh sẽ ngăn cản vi sinh vật có hại phát triển. Bên cạnh đó, các quần thể vi sinh vật dị dưỡng rất giàu protein, là thức ăn tự nhiên khoái khẩu của tôm. Nói cách khác, công nghệ BIOFLOC là một mũi tên nhắm cùng lúc ba đích: khử khí độc, tạo thức ăn tự nhiên và tránh lây lan mầm bệnh do thay nước.

Để thúc đẩy vi sinh vật dị dưỡng phát triển cần cung cấp thức ăn cho vi sinh vật: nitrogen và cacbohyrat. Do nguồn nitơ thải có sẵn trong nước (khí độc ammoniac và nitrit), chỉ cần cung cấp cacbohydrat, là các chất chứa cacbon và hydro như đường, tinh bột. Hiệu quả xử lý của các cacbohydrat là rất khác nhau. Công ty TNHH Sinh hóa Môi trường Bình Lan đã tìm ra loại cacbohydrat hiệu quả nhất, từ sản phẩm nông nghiệp, xử lý khí độc nhanh và tạo ra nhiều thức ăn tự nhiên nhất.

 Sản phẩm của Công ty Bình Lan ứng dụng công nghệ mới nhất trong nuôi tôm của Israel. Nhiều quốc gia cũng đang chuyển dần sang công nghệ nuôi mới này. Kết hợp công nghệ BIOFLOC với xử lý vi sinh EM, cơ chất là nguồn cacbohydrat, khí độc có nồng độ cao gấp 20 – 40 lần ngưỡng cho phép sẽ giảm xuống mức an toàn chỉ trong 2 ngày. Sử dụng công nghệ BIOFLOC của Bình Lan, nước nuôi có màu trà, khí độc không xuất hiện, không cần dùng kháng sinh, tôm có sức đề kháng mạnh.

 

Sản phẩm đã được ứng dụng trong nuôi tôm sạch ở Gò Công Đông, Sóc Trăng, đạt sản lượng cao, tôm sạch, không nhiễm kháng sinh.

Nguồn: cesti.gov.vn

Số lượt đọc: 2428

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao (22/10/2018)
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)