Tin KHCN trong nước
Ký kết văn bản Hợp tác chiến lược về hỗ trợ, kết nối các nhà đầu tư và nhà khoa học (28/09/2017)
-   +   A-   A+   In  
Ngày 27/09/2017, tại Hà Nội, Quỹ khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (SVF) và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) đã ký văn bản Hợp tác chiến lược. Tham gia buổi lễ có sự góp mặt của hơn 100 nhà khoa học tiêu biểu của Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và 30 Nhà Đầu tư.

Đây là một nỗ lực nhằm cải thiện mối liên kết còn lỏng lẻo giữa nhà khoa học và doanh nghiệp trong quá trình hình thành một hệ sinh thái khởi nghiệp, theo đó, SVF và VAST sẽ cùng nhau giúp các dự án nghiên cứu khoa học tiếp cận nguồn vốn để phát triển và thương mại hóa sản phẩm, mở rộng quy mô, và bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Ông Phạm Duy Hiếu, Tổng giám đốc SVF, cho biết, việc hợp tác sẽ diễn ra trên nguyên tắc lấy các nhà khoa học làm trung tâm, còn SVF đóng vai trò đầu mối tiếp nhận các đơn đặt hàng từ địa phương và từ cộng đồng các doanh nhân, doanh nghiệp đang có mong muốn đầu tư mở rộng ngành nghề để làm đề bài cho các nhà nghiên cứu. SVF ra đời năm 2016, là quỹ hỗ trợ khởi nghiệp đầu tiên ở Việt Nam sử dụng nguồn vốn xã hội hóa và không vì mục tiêu lợi nhuận. Quỹ hoạt động theo mô hình: gây quỹ - đầu tư - phát triển doanh nghiệp - trao quyền - đánh giá thành quả - tái đầu tư. Giá trị cốt lõi và tôn chỉ hoạt động do SVF tự đặt ra là kết nối - nuôi dưỡng - chắp cánh, với những cam kết như sẽ đầu tư 20 triệu USD và hỗ trợ cho hoạt động R&D thông qua việc xây dựng ít nhất hai phòng Lab và hình thành Mạng lưới các nhà khoa học.

Đại diện VAST, PGS.TS Phan Văn Kiệm cho biết, Viện Hàn Lâm Khoa học Việt Nam tin tưởng với thỏa thuận hợp tác ngày hôm nay với Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Từ đó, các nhà khoa học sẽ có nhiều cơ hội, thành công hơn nữa trong việc phát triển kinh tế xã hội cũng như tạo cơ hội gắn kết giữa các Nhà Khoa học, Doanh nghiệp và các Nhà Đầu tư…

Trông khuôn khổ lễ ký kết, các viện/trung tâm nghiên cứu của VAST và các doanh nghiệp đã trưng bày khoảng 50 sản phẩm khoa học và công nghệ đã sẵn sàng đưa vào sản xuất kinh doanh, chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và dược phẩm, bên cạnh các sản phẩm về thiết bị y tế và điện tử dân dụng.

Nguồn: NASATI

Số lượt đọc: 2859

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao (22/10/2018)
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)