Tin KHCN trong nước
Việt Nam, Nhật Bản hợp tác trao đổi dữ liệu vệ tinh (19/09/2017)
-   +   A-   A+   In  

Nhật Bản sẽ hợp tác trao đổi dữ liệu vệ tinh hỗ trợ Chương trình DataCube ở Việt Nam - một nền tảng dữ liệu lớn của các vệ tinh quan sát Trái đất để phát triển các ứng dụng liên quan đến giám sát lúa, rừng và chất lượng nước.

Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ Hội nghị “Hệ thống quan sát Trái đất toàn cầu  khu vực châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 10 (GEOSS-AP 10)

Ngày 18/9 tại Hà Nội, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam VNSC (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã ký thỏa thuận hợp tác về trao đổi dữ liệu vệ tinh với Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA).

Thỏa thuận trao đổi dữ liệu vệ tinh nhằm hỗ trợ Chương trình DataCube ở Việt Nam - một nền tảng dữ liệu lớn của các vệ tinh quan sát Trái đất để phát triển các ứng dụng liên quan đến giám sát lúa, rừng và chất lượng nước cũng như thúc đẩy việc sử dụng dữ liệu vệ tinh trong các lĩnh vực nói trên. 

Với thỏa thuận này, Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Hàng không Vũ trụ Nhật Bản sẽ cung cấp các sản phẩm ScanSAR ALOS-2 chụp lãnh thổ Việt Nam. Trung tâm Vũ trụ Việt Nam sẽ vận hành và duy trì hệ thống Việt Nam DataCube để lưu trữ dữ liệu từ vệ tinh ALOS-2, thúc đẩy việc sử dụng dữ liệu vệ tinh này trong các lĩnh vực ứng dụng. Các hoạt động thuộc thỏa thuận bắt đầu ngay khi hai bên tiến hành ký kết và tiếp tục trong vòng 2 năm từ 9/2017-9/2019.

Những năm gần đây, theo định hướng của "Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020", Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã có nhiều hoạt động nhằm mở rộng hợp tác quốc tế và hợp tác khu vực trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ, như tham gia Diễn đàn các Cơ quan Vũ trụ khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APRSAF), Liên đoàn Vũ trụ quốc tế (AIF); ký kết và triển khai hợp tác với một số cơ quan hàng không vũ trụ của các nước như: Nhật Bản (JAXA), Hàn Quốc (KARI); tổ chức các hội nghị quốc tế về ứng dụng công nghệ vũ trụ vào phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực phòng tránh thiên tai, quản lý môi trường, tài nguyên...

Năm 2017, Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị “Hệ thống quan sát Trái đất toàn cầu  khu vực châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 10 (GEOSS-AP 10) trong 3 ngày 18-20/9. GEOSS-AP 10 bao gồm 2 phiên họp toàn thể và phiên họp của các nhóm làm việc (Working Groups) tập trung vào các nội dung: Báo cáo từ các quốc gia tham gia về vấn đề thúc đẩy triển khai hệ thống quan trắc Trái đất toàn cầu trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương; nhu cầu của Việt Nam đối với thông tin và dữ liệu quan sát Trái đất và các kinh nghiệm cụ thể... nhằm thực hiện mục tiêu tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên và thúc đẩy triển khai hệ thống quan trắc Trái đất toàn cầu trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

GEOSS được cộng đồng GEO (Group of Earth observation – Nhóm quan sát Trái đất - một tổ chức hợp tác gồm hơn 100 thành viên là chính phủ các quốc gia và các tổ chức trên Thế giới tham gia), thành lập nhằm đạt được kết quả tốt hơn trong việc tích hợp các hệ thống quan sát và chia sẻ dữ liệu thông qua việc kết nối các cơ sở hạ tầng sử dụng chuẩn chung. Năm 2014, Việt Nam đã tham gia và trở thành viên nhóm quan sát Trái đất GEO.

Nguồn: baochinhphu.vn

Số lượt đọc: 3050

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng (26/08/2021)
  • Nghiên cứu metagenome của vi sinh vật đất vùng rễ một số cây trồng ở Việt Nam: Cây thuốc có củ (cây nghệ), cây công nghiệp (cà phê) nhằm tăng năng suất và chất lượng cây trồng (25/08/2021)
  • Nghiên cứu tính toán hệ thống dây neo ụ nổi theo mô hình không gian bằng phương pháp phần tử hữu hạn (25/08/2021)
  • Nghiên cứu chế tạo vật liệu nanocomposite - Bạc nano/Diatomite bằng phương pháp chiếu xạ chùm tia điện tử để xử lý vi sinh vật gây bệnh nhiễm trong nước nuôi cá Tra (25/08/2021)
  • Hội thảo "Giải pháp phòng điều trị áp lực âm ứng dụng cho khu vực điều trị COVID-19 và các khoa ICU" (23/08/2021)
  • Ngành Khoa học và Công nghệ thực hiện “mục tiêu kép” trong đại dịch (17/08/2021)
  • Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, hoàn thiện công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng (17/08/2021)
  • Tái cơ cấu các chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025 (17/08/2021)
  • Hoàn thiện thiết kế và chế tạo các hệ thống thiết bị phục vụ cho xưởng chế biến sấy sắn băm quy mô công nghiệp sử dụng nhiên liệu đốt từ sinh khối (16/08/2021)
  • Nghiên cứu, tính toán, thiết kế, chế tạo máy băm/thái củ sắn tươi năng suất cao 10-20 tấn/h ứng dụng trong dây chuyền sấy sắn công nghiệp (16/08/2021)