Tin KHCN trong nước
Xây dựng bộ tiêu chuẩn về sản xuất nông nghiệp hữu cơ (19/09/2017)
-   +   A-   A+   In  

Để tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam, năm 2015, Bộ Khoa học và Công nghệ đã công bố tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041:2015, hướng dẫn sản xuất, chế biến, ghi nhãn và tiếp thị thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ, được xây dựng trên cơ sở Bộ tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế Codex CAC/GL 32-1999, do Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đồng sáng lập, soát xét năm 2007, và dịch sang tiếng Việt năm 2013.

Tuy nhiên, quá trình ứng dụng vào sản xuất, nhiều doanh nghiệp, trang trại cho ra đời các loại sản phẩm đóng nhãn mác thực phẩm hữu cơ, nhưng chưa thật sự phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 11041:2015 đã ban hành, cũng như không đáp ứng các yêu cầu an toàn thực phẩm, khiến người tiêu dùng hoang mang, thiếu tin tưởng vào chất lượng các loại thực phẩm hữu cơ trên thị trường.

Vì vậy, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp/trang trại sản xuất nông nghiệp hữu cơ phát triển đúng hướng, cũng như tạo niềm tin cho người tiêu dùng, cần xây dựng Bộ Tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam, tương đương tiêu chuẩn CODEX - GL32-1999, có tham khảo tiêu chuẩn của Tổ chức các phong trào hữu cơ quốc tế (IFOAM), vừa phù hợp thực tế nền sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam, vừa bảo đảm tính hội nhập quốc tế.

Bên cạnh đó, cần tăng cường quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh và chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, giúp người tiêu thụ an tâm khi sử dụng, bảo đảm an toàn, chất lượng, được chứng nhận và cam kết truy xuất được nguồn gốc; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh sản phẩm hữu cơ, phân bón hữu cơ, phân sinh học, vi sinh, chế phẩm bảo vệ thực vật sinh học; xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường và quảng bá sản phẩm hữu cơ Việt Nam trên thế giới và khu vực.

Nguồn: nhandan.org.vn

Số lượt đọc: 2790

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Những tiến bộ trong nghiên cứu, ứng dụng giống vật nuôi tại Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu, đề xuất định hướng thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu giải pháp tạo nguồn và kỹ thuật tưới tiết kiệm nước nhằm phát triển bền vững cây điều vùng Đông Nam Bộ (23/12/2020)
  • Khai thác và phát triển nguồn gen Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T. Tsai et K.M. Feng) và Hoàng liên Ô rô (Mahonia nepalensis DC) làm nguyên liệu sản xuất thuốc (23/12/2020)
  • Nghiên cứu phát triển kỹ thuật đo liều bức xạ nơtron (23/12/2020)
  • Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng (23/12/2020)
  • Hoàn thiện công nghệ trồng trọt, sản xuất cao định chuẩn và sản xuất chế phẩm từ cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult) hỗ trợ điều trị đái tháo đường (23/12/2020)
  • Sản xuất thử nghiệm xúc xích lên men khô và bán khô bằng công nghệ vi sinh (23/12/2020)
  • Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và công nghệ sản xuất giống hiện đại phát triển giống lúa chất lượng cao tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang (23/12/2020)
  • Sàng lọc phân tử các bacteriocin có tiềm năng kháng ung thư từ khu hệ vi sinh vật người bằng cách tiếp cận tin sinh học và sinh học phân tử (23/12/2020)