Tin KHCN trong nước
'Sàn tri thức' - Nơi giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp bằng khoa học (12/09/2017)
-   +   A-   A+   In  

"Sàn tri thức" là nơi kết nối hàng trăm nhà khoa học trên tất cả các tỉnh, thành Việt Nam nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp bằng những kết quả nghiên cứu khoa học.

Ngày 11/09/2017 tại ĐH Nguyễn Tất Thành (TP.HCM), "Sàn tri thức" sẽ chính thức ra mắt với sự tham gia của hơn 200 nhà khoa học trên khắp mọi miền của đất nước. Đây sẽ là nơi nơi tập hợp các nhà khoa học có tâm huyết, có khát khao đóng góp cho xã hội của tất cả 63 tỉnh thành trên khắp đất nước.

TS. Dương Trọng Hải, thành viên Ban sáng lập “Sàn tri thức”, cho rằng chương trình sẽ là cầu nối giữa nhà khoa học với doanh nghiệp thông qua việc giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp bằng những kết quả nghiên cứu khoa học.

Chúng tôi sẽ trực tiếp đến các doanh nghiệp để tìm hiểu những khó khăn, vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải. Sau đó, các nhà khoa học sẽ đưa ra các công trình nghiên cứu, các giải pháp giải quyết để doanh nghiệp có thể ứng dụng những kết quả nghiên cứu khoa học vào trong sản xuất” - TS Hải nói.

Cũng theo TS. Hải “Sàn tri thức” cũng là bước đệm để tạo dựng hệ sinh thái khoa học và công nghệ tại Việt Nam. Đây là nơi các nhà khoa học và doanh nghiệp có thể “cộng sinh” để chia sẻ nguồn lực, hỗ trợ lẫn nhau dựa trên 3 yếu tố của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là nghiên cứu - đào tạo - sản xuất.

Điều này sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển của khoa học và công nghệ và sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

"Sàn tri thức" cũng sẽ vận hành một website để tất cả các nhà khoa học có thể chia sẻ, hợp tác các ý tưởng sáng tạo của mình. Ngoài ra, "Sàn tri thức" cũng sẽ sẵn sàng hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước thẩm định, phản biện các đề tài nghiên cứu khoa học, hỗ trợ kết nối với các chuyên gia, nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Nguồn: Tạp chí Khám phá

Số lượt đọc: 4883

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Những tiến bộ trong nghiên cứu, ứng dụng giống vật nuôi tại Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu, đề xuất định hướng thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu giải pháp tạo nguồn và kỹ thuật tưới tiết kiệm nước nhằm phát triển bền vững cây điều vùng Đông Nam Bộ (23/12/2020)
  • Khai thác và phát triển nguồn gen Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T. Tsai et K.M. Feng) và Hoàng liên Ô rô (Mahonia nepalensis DC) làm nguyên liệu sản xuất thuốc (23/12/2020)
  • Nghiên cứu phát triển kỹ thuật đo liều bức xạ nơtron (23/12/2020)
  • Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng (23/12/2020)
  • Hoàn thiện công nghệ trồng trọt, sản xuất cao định chuẩn và sản xuất chế phẩm từ cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult) hỗ trợ điều trị đái tháo đường (23/12/2020)
  • Sản xuất thử nghiệm xúc xích lên men khô và bán khô bằng công nghệ vi sinh (23/12/2020)
  • Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và công nghệ sản xuất giống hiện đại phát triển giống lúa chất lượng cao tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang (23/12/2020)
  • Sàng lọc phân tử các bacteriocin có tiềm năng kháng ung thư từ khu hệ vi sinh vật người bằng cách tiếp cận tin sinh học và sinh học phân tử (23/12/2020)