Tin KHCN trong nước
Những 'cánh cửa' doanh nghiệp khởi nghiệp và KH&CN 'không thể không biết' (25/08/2017)
-   +   A-   A+   In  
Đây là những khuôn khổ pháp lý tạo thuận lợi cho khởi sự doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Để tận dụng lợi thế của ngành công nghiệp 4.0, Việt Nam cần tạo ra động lực cho doanh nghiệp, cụ thể là mang đến các điều kiện thuận lợi cũng như tạo ra khuôn khổ pháp lý thuận lợi để doanh nghiệp có thể tự tin tham gia cuộc cách mạng này.

Trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã có một số quy định có liên quan đến khởi sự doanh nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) hoặc doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN) do Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ KH&CN chủ trì hoặc phối hợp xây dựng, bao gồm:

Những 'cánh cửa' doanh nghiệp khởi nghiệp và KH&CN 'không thể không biết'

Về phát triển doanh nghiệp KH&CN:

Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2007 về doanh nghiệp KH&CN và Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/09/2010 về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức KH&CN công lập. Trong đó có các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, đất, tín dụng, giao quyền đối với kết quả nghiên cứu và sử dụng cơ sở vật chất từ các phòng thí nghiệm trọng điểm, cơ sở ươm tạo.

Thông tư 15/2014/TT-BKHCN về việc giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, trong đó có việc ưu tiên giao quyền cho các doanh nghiệp có khả năng thương mại hóa kết quả nghiên cứu.

Thông tư 16/2014/TT-BKHCN quy định về điều kiện thành lập, hoạt động của tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ, trong đó có các tổ chức ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN.

Thông tư liên tịch 39/2014/TTLT-BKHCN-BTC quy định việc định giá kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ sử dụng ngân sách nhà nước.

Các chương trình quốc gia như Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN và tổ chức KH&CN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Chương trình 592), Chương trình Phát triển thị trường công nghệ đến năm 2020 (Chương trình 2075), Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020, Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020, là những chương trình có cấu phần về ươm tạo, tư vấn ươm tạo, đào tạo về đổi mới, ứng dụng, thương mại hóa công nghệ.

Về hỗ trợ khởi sự kinh doanh:

Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (gọi tắt là “Nghị định 56”), trong đó tập trung vào các vấn đề đào tạo khởi sự kinh doanh, hỗ trợ kỹ thuật và bảo lãnh tính dụng, cấp vốn thông qua Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Về hỗ trợ đầu tư cho các dự án công nghệ cao:

Khoản 2, Điều 24, Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao, thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao tại Việt Nam” và Tại khoản 3 của Điều này cũng quy định: “các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển được hưởng mức ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế”; Tại Điều 25 của Luật Công nghệ cao quy định việc thành lập các Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao quốc gia và trong Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13 cũng khuyến khích tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước thành lập quỹ hỗ trợ, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ trong các Điều 59, 62, 63.

Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư, trong đó có chỉ định những ngành được ưu đãi đầu tư, trong đó có các ngành công nghệ cao, công nghệ thông tin và các ngành công nghiệp hỗ trợ.

Ngoài ra, Nghị quyết 41/NQ-CP của Chính phủ ngày 26 tháng 5 năm 2016 về chính sách ưu đãi thuế thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam quy định về việc giảm 50% thuế thu nhập cá nhân cho nhân lực công nghệ cao làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Ngoài các hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, một số chương trình, dự án sử dụng vốn ODA của nước ngoài hiện cũng đang có các dự án hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST, phát triển doanh nghiệp KH&CN, điển hình như:

Dự án “Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu KH&CN” (FIRST) giữa Bộ KH&CN và Ngân hàng thế giới hướng đến mục tiêu hỗ trợ nâng cao năng suất, khả năng cạnh tranh và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam thông qua việc tăng cường hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động sáng tạo, đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp để tạo thêm giá trị gia tăng cho nền kinh tế. FIRST có nhiều cấu phần, trong đó có cấu phần hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp KH&CN để thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu của doanh nghiệp mình.

“Dự án Hỗ trợ xây dựng chính sách đổi mới và phát triển các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp” Việt – Bỉ (BIPP) hỗ trợ Bộ KH&CN xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý để thúc đẩy việc thành lập và vận hành các vườn ươm KH&CN nhằm tăng cường khu vực doanh nghiệp KH&CN NVV; Hỗ trợ hoạt động cho một cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KH&CN tại Hà Nội và tại TP HCM; Hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, các doanh nghiệp hiện đang hoạt động, đặc biệt là các doanh nghiệp tiềm năng trở thành Doanh nghiệp KH&CN; Cộng đồng KH&CN, bao gồm khoảng 1500 tổ chức KH&CN,…

Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam – Phần Lan (IPP) đang khởi động giai đoạn 2 là chương trình có vốn ODA đầu tiên tập trung vào việc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ĐMST và các doanh nghiệp KH&CN khởi nghiệp, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp.

IPP hỗ trợ cả bằng tài chính và các khóa đào tạo, tập huấn, tư vấn có sự tham gia của các chuyên gia trong nước và quốc tế nhằm nâng cao năng lực cho các đối tượng thụ hưởng là các nhóm khởi nghiệp ĐMST, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp (ecosystem projects) và các huấn luyện viên khởi nghiệp.

Một trong những điểm đặc biệt của IPP là đã chuyển giao chương trình đào tạo khởi nghiệp ĐMST tiêu chuẩn quốc tế vào các trường đại học lớn trên cả nước.

Ngoài ra, IPP còn hỗ trợ để đưa các chuyên gia có kinh nghiệm trong việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ở nhiều nước trên thế giới để hỗ trợ các cơ quan của Bộ KH&CN trong việc xây dựng chính sách phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam.

Quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia (NATIF) và Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp KH&CN và tổ chức KH&CN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cũng có những nội dung hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp để hoàn thiện công nghệ, sản phẩm của mình cũng như sản xuất thử nghiệm các sản phẩm đó trước khi đưa ra thị trường.

Nguồn: vietq.vn

Số lượt đọc: 4480

Về trang trước Về đầu trang