Tin KHCN nước ngoài
Các nhà khoa học chế tạo thành công robot tự chữa lành vết thương (25/08/2017)
-   +   A-   A+   In  
Khả năng của các loại robot mô phỏng con người vẫn luôn phát triển với tốc độ chóng mặt – hiện nay, chúng đã có thể đuổi bắt mục tiêu hay thậm chí là bắn súng.

Đồng thời, các nhà khoa học cũng đã đưa tiềm năng chế tạo các loại robot giống con người lên một tầm cao mới khi tạo ra một loại “da” nhân tạo có khả năng tự chữa lành.

Các đội chế tạo robot trên toàn thế giới hiện đang nghiên cứu những con robot mềm dẻo, vì nhiều tình huống đòi hỏi cần sự đụng chạm nhẹ nhàng hơn so với những gì mà các loại máy móc cứng ngắc có thể đáp ứng được.

Cánh tay robot tự làm liền sau khi bị đâm bằng dao.
Cánh tay robot tự làm liền sau khi bị đâm bằng dao.

Chẳng hạn như, chúng có thể luồn vào những nơi chật hẹp để thực hiện các nhiệm vụ tìm kiếm và cứu hộ, hay lấy những đồ vật dễ vỡ mà không làm vỡ hoặc hỏng vật đó. Nhưng thật không may là như vậy thì chúng cũng sẽ dễ bị tổn thương hơn, đặc biệt là nếu chạm phải các cạnh sắc trong môi trường xung quanh.

Để giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu ở Đại học Vrije, Brussel (Bỉ) đã phát triển một phương pháp để tạo ra các cỗ máy mềm dẻo có thể tự liền lại – tất cả những gì bạn phải làm chỉ là cung cấp nhiệt độ cho chúng.

Một nhà khoa học đâm vào cánh tay robot tự làm liền.
Một nhà khoa học đâm vào cánh tay robot tự làm liền.

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh phương pháp này bằng cách tạo ra một thiết bị kẹp – một cách tay robot kèm theo cơ bắp nhân tạo có khả năng tự chữa liền. Trong đoạn phim, bạn có thể nhìn thấy cánh tay robot đang tự liền lại sau khi bị đâm. Điều này được thực hiện nhờ vào loại vật liệu mà nhóm nghiên cứu dùng để chế tạo robot: loại polyeme cao su giống như thạch với rất nhiều sợi có thể tái tổ chức và khóa lại khi có nhiệt độ.

Đặc tính tự làm liền này có thể dẫn tới sự triển khai các robot mềm dẻo trong các nhà máy để xử lý hoa quả hay các mặt hàng tinh tế khác, cũng như phục vụ cho các mục đích tìm kiếm và cứu hộ. Tuy nhiên, mô hình thiết kế hiện tại của nhóm nghiên cứu vẫn đòi hỏi phải có người tác dụng nhiệt vào vết thương của robot.

Vật liệu polyme cao su trông giống như các viên thành và có thể liền lại khi nóng lên.
Vật liệu polyme cao su trông giống như các viên thành và có thể liền lại khi nóng lên.

Để thực sự tạo ra các cỗ máy mềm dẻo không cần bảo dưỡng nhiều, nhóm nghiên cứu hiện đang tìm cách để chúng có thể tự động kích hoạt cơ chế phục hồi. Có lẽ, họ sẽ cải tiến các loại vật liệu polyme để chúng có thể tự sửa chữa mà không cần phải có sự tác động từ bên ngoài, hoặc tìm ra một cách nào đó để các robot có thể tự áp nhiệt cho phần bị hỏng của chúng.

Nguồn: dantri.com.vn

Số lượt đọc: 4353

Về trang trước Về đầu trang