Tin KHCN nước ngoài
Australia tìm ra công nghệ mới lọc nước ô nhiễm trong vài phút (21/08/2017)
-   +   A-   A+   In  
Phó giáo sư Laichang Zhang, một nhà khoa học người Australia gốc Hoa tại khoa Cơ khí thuộc Đại học Edith Cowan, miền Tây Australia đã tìm ra phương pháp lọc nước ô nhiễm chỉ trong vài phút.

Theo ông Zhang, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ nano thay đổi cấu trúc nguyên tử của sắt để tạo ra dải "thủy tinh kim loại".

Công nghệ này đã liên kết các nguyên tử của kim loại nặng vào dải "thủy tinh kim loại," sẽ được dùng để lọc nước.

Phương pháp này không tạo ra cặn sắt trong nước và giá thành sản xuất rất rẻ, chỉ mất vài USD/kg.
Phương pháp này không tạo ra cặn sắt trong nước và giá thành sản xuất rất rẻ, chỉ mất vài USD/kg.

Biện pháp lọc nước thải công nghiệp hiện nay sử dụng bột sắt thì lại tốn kém và để lại nhiều cặn trong quá trình lọc. Một nhược điểm của biện pháp này là bột sắt chỉ được dùng một lần trong quá trình lọc.

Trong khi đó, ông Zhang cho biết "thủy tinh kim loại" được hình thành từ các nguyên tử sắt mà các nhà khoa học phát triển có thể tái sử dụng tới 20 lần, không tạo ra cặn sắt trong nước và giá thành sản xuất rất rẻ, chỉ mất vài USD/kg.

Nhiều công ty khai khoáng quốc tế đã bày tỏ sự quan tâm đặc biệt tới phát triển công nghệ lọc nước thải.

Theo ông Zhang, phát hiện này cũng mang lại lợi ích rất lớn cho ngành công nghiệp dệt của Trung Quốc, giúp họ có thể sản xuất nhanh hơn và thân thiện với môi trường hơn, đồng thời cho ra những sản phẩm chất lượng với giá thành rẻ hơn.

Nguồn: TTXVN/Vietnam+

Số lượt đọc: 4270

Về trang trước Về đầu trang