Tin KHCN trong nước
IPP2 hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh đào tạo giảng viên nguồn về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp (20/07/2017)
-   +   A-   A+   In  
Ngày 17/7/2017, tại TP. Hồ Chí Minh, Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan giai đoạn 2 (IPP2) đã phối hợp với Saigon Innovation Hub (SIHUB) thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ tốt nghiệp và trao chứng chỉ cho các học viên hoàn thành Khóa đào tạo giảng viên nguồn về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp (ToT-HCM).

Khóa đào tạo do IPP2 phối hợp với SIHUB tổ chức là hoạt động đầu tiên trong chuỗi các hoạt động liên kết nhân rộng mô hình đào tạo giảng viên nguồn về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của IPP2, với các giảng viên quốc tế đến từ Phần Lan và Hoa Kỳ và học viên là 23 giảng viên đến từ 6 trường đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh bao gồm: Trường đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Trường đại học Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh, Trường đại học Lao động - Xã hội, Trường đại học Hoa Sen, Trường đại học Nguyễn Tất Thành và Trường đại học Việt - Đức. Tham gia Khóa học còn có 5 cán bộ chuyên trách của Sở Khoa học và Công nghệ về hỗ trợ khởi nghiệp, sẽ trở thành nòng cốt cho hoạt động kết nối hợp tác trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại TP. Hồ Chí Minh.



Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam Ilkka Pekka Simila phát biểu tại Lễ tốt nghiệp

 

Trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp quốc gia, trường đại học đóng vai trò quan trọng. Đây là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực công nghiệp và xã hội, đóng góp vào sự gia tăng tài sản trí tuệ và năng lực trí tuệ cho các doanh nghiệp. Lực lượng sinh viên với nhiều ý tưởng sáng tạo và tư duy tươi mới là đầu vào đầy tiềm năng cho các dự án khởi nghiệp. Để bắt kịp với xu hướng phát triển hiện đại, các trường đại học Việt Nam cần được trang bị đủ năng lực để tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao công nghệ, hình thành các vườn ươm và đơn vị thúc đẩy kinh doanh để nuôi dưỡng các ý tưởng sáng tạo và các doanh nghiệp khởi nguồn, khởi nghiệp. Việc hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các trường đại học là xu thế tất yếu mà các trường đại học Việt Nam cần quan tâm thúc đẩy bên cạnh hai sứ mệnh truyền thống là đào tạo và nghiên cứu.

 

Với quan điểm tiếp cận đó, tiếp nối thành công của khóa đào tạo giảng viên nguồn về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp thực hiện đối với 11 trường đại học Việt Nam trong năm 2016 (ToT2), trong khuôn khổ Chiến lược thoái lui (Exit Strategy) năm 2017 và 2018 của Chương trình, IPP2 đã và sẽ liên kết với các đối tác tiềm năng của Việt Nam để nhân rộng mô hình đào tạo giảng viên các trường đại học, hướng tới mục tiêu dài hạn là đưa chương trình đào tạo về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp vào giảng dạy trong các trường đại học Việt Nam và hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong khuôn viên các trường đại học.
 


Vụ trưởng, Trợ lý Bộ trưởng - Giám đốc Dự án IPP2 Trần Thị Thu Hương cảm ơn sự ủng hộ của Lãnh đạo Bộ KH&CN, Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam và Sở KH&CN TP. Hồ Chí Minh trong sáng kiến hợp tác đào tạo giảng viên về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho Thành phố

 

Chương trình đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan, Chương trình hợp tác phát triển giữa hai Chính phủ Việt Nam và Phần Lan do Bộ Ngoại giao Phần Lan và Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đồng chủ quản, trong những năm qua đã đi tiên phong thử nghiệm mô hình mới trong đào tạo, xây dựng năng lực và hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam, với mục tiêu phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lành mạnh, thúc đẩy hình thành lực lượng doanh nghiệp sáng tạo tăng trưởng nhanh, hướng tới nền kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững.
 


Đại sứ Phần Lan Ilkka Pekka Simila, Giám đốc Sở KH&CN TP. 
Hồ Chí Minh Nguyễn Việt Dũng và Ban Quản lý IPP2 chụp ảnh lưu niệm với các học viên Khóa đào tạo ToT-HCM

Nguồn: most.gov.vn

Số lượt đọc: 4075

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao (22/10/2018)
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)