Nếu ứng dụng được lớp phủ này cho vỏ máy bay, chúng ta có thể giải quyết được bài toán độ bền cho máy bay siêu thanh.
Có nhiều lý do khiến máy bay siêu thanh không còn được sử dụng làm phương tiện chuyên chở hành khách, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất đó là nhiệt độ khi bay ở tốc độ nhanh hơn âm thanh.
Lớp phủ siêu bền sẽ giúp hiện thực hóa công nghệ máy bay siêu thanh để chuyên chở hành khách.
Ví dụ, khi bay với tốc độ Mach 5 (gấp 5 lần tốc độ âm thanh), nhiệt độ thân máy bay sẽ lên tới từ 2000 - 3000 độ C vì ma sát với không khí. Điều kiện này buộc người ta phải tạo ra được những vật liệu siêu bền, trong khi đó, gốm siêu bền (UHTCs) hiện nay cũng chỉ mới chịu được 2000 độ C mà thôi.
"Bí kíp" của lớp phủ mới đó là thay đổi và tối ưu kỹ thuật sản xuất, tạo cho lớp phủ một cấu trúc độc đáo, chống lại sự oxy hóa một cách hiệu quả. Tuy vậy, việc thương mại hóa lớp phủ cacbua-gốm siêu bền này vẫn còn rất lâu mới áp dụng được.
Nếu được thử nghiệm thành công, lớp phủ siêu bền sẽ giúp hiện thực hóa công nghệ máy bay siêu thanh để chuyên chở hành khách. Lúc đó, một chuyến bay từ VN qua Mỹ chỉ mất vài giờ đồng hồ. Hy vọng các nhà khoa học sẽ sớm hiện thực được công nghệ độc đáo này.