Tin KHCN trong nước
Ứng dụng thành công công nghệ điện mặt trời nối lưới (SIPV) tại thành phố Hải Phòng (29/12/2016)
-   +   A-   A+   In  

Ngày 26/12/2016 tại Sở KH&CN Hải Phòng, Hội đồng KH&CN cấp thành phố tư vấn, đánh giá, nghiệm thu dự án ứng dụng “Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ điện mặt trời nối lưới (SIPV) tại thành phố Hải Phòng” do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN thành phố Hải Phòng (Trung tâm) thực hiện. Dự án được triển khai trên cơ sở tiếp nhận 02 quy trình công nghệ (quy trình tính toán thiết kế kỹ thuật mô hình trạm điện mặt trời nối lưới; quy trình lắp đặt, vận hành và bảo trì hệ thống mô hình trạm điện mặt trời nối lưới) được chuyển giao từ Viện Khoa học Năng lượng thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.

 

Với việc đào tạo và tập huấn cho 06 cán bộ quản lý, kỹ thuật của Trung tâm nắm vững và làm chủ được công nghệ điện mặt trời nối lưới, Dự án đã tiến hành lắp đặt và thử nghiệm 02 mô hình điện mặt trời nối lưới với công suất 5 kWp/mô hình (gồm 20 tấm pin mặt trời, công suất 250 Wp/tấm). Mô hình 1 được triển khai tại Vườn ươm thực nghiệm công nghệ sinh học (số 01 xóm Trung, Đằng Giang, Ngô Quyền, Hải Phòng) - đại diện cho các cơ sở sản xuất nhỏ có mái dốc (mái tôn hoặc ngói), diện tích lắp đặt pin mặt trời là 38 m2. Mô hình 2 thực hiện tại trụ sở làm việc của Trung tâm (số 276B nhà A10 Đồng Tâm, Lạch Tray, Hải Phòng) - đại diện cho trụ sở nhà hành chính có mái là sàn bê tông trên tầng cao, diện tích lắp đặt pin mặt trời là 32 m2.

 

Kết quả thực nghiệm cho thấy, 02 mô hình hoạt động và phát điện ổn định. Trong thời gian 09 tháng, từ tháng 2-10/2016, trạm điện mặt trời đặt tại trụ sở làm việc của Trung tâm đã phát lên điện lưới 2673,9 kWh, trung bình phát 10 kWh/ngày; trạm điện mặt trời tại Vườn ươm thực nghiệm công nghệ sinh học phát lên điện lưới 2416,7 kWh, trung bình phát 9 kWh/ngày. Tính toán hiệu quả kinh tế, 02 mô hình giúp tiết kiệm 13,61 triệu đồng tiền điện/năm (giá 1.800 đ/kWh).

 

Với việc triển khai thành công 02 mô hình, dự án góp phần nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, tạo nguồn năng lượng sạch, khai thác nguồn năng lượng tái tạo tại chỗ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nếu được tính toán triển khai nhân rộng, dự án sẽ góp phần tạo diện mạo văn minh, hiện đại cho thành phố trong tương lai./.

Nguồn: most.gov.vn

Số lượt đọc: 2792

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao (22/10/2018)
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)