Tin KHCN trong nước
Đại học Quốc gia Hà Nội ra mắt phòng thí nghiệm Hệ thống tích hợp thông minh (29/12/2016)
-   +   A-   A+   In  

Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) vừa ra mắt Phòng thí nghiệm (PTN) trọng điểm cấp ĐHQGHN Hệ thống tích hợp thông minh.

Đến dự có đại diện có PGS. TS. Nguyễn Kim Sơn - Giám đốc ĐHQGHN, PGS. TS. Nguyễn Việt Hà - Hiệu trưởng cùng BGH, GS. Amara Amara- Phó Chủ tịch IEEE Circuits and Systems, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH ISEP, Pháp; GS. Yoshijumi Nishio Tokushima - IEEE Circuits and Systems; Ông Trịnh Thanh Lâm - Giám đốc Công ty Synopsys Việt Nam và Tập đoàn FPT, Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao Hòa Lạc, Công ty Dolphin-IC, VNPT Technology.

PTN trọng điểm cấp ĐHQGHN Hệ thống tích hợp thông minh (Smart Integrated Systems Laboratory hay SIS Laboratory) được thành lập trên cơ sở PTN mục tiêu Hệ thống tích hợp thông minh (SIS) của Trường ĐH công nghệ, được hình thành từ tháng 8/2006. Phòng thí nghiệm SIS được xây dựng với mục đích thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, và chuyển giao công nghệ tại Trường ĐH Công nghệ. PTN nghiên cứu các lĩnh vực thiết kế vi mạch, hệ thống trên một chip, hệ thống nhúng, xử lý tín hiệu, xử lý ảnh, hệ thống và mạng truyền dẫn thông minh, công nghệ tri thức, an toàn thông tin.

Phòng thí nghiệm SIS bao gồm một phòng thí nghiệm trung tâm chuyên về thiết kế vi mạch (VLSI/ASIC Systems Design) và 4 phòng thí nghiệm vệ tinh về: Xử lý tín hiệu; Hệ thống và Mạng truyền dẫn thông minh; Công nghệ tri thức và An toàn dữ liệu; Hệ thống nhúng. Năm 2015, sản phẩm vi mạch mã hóa Video VENGME H.264/AVC của PTN đã đạt giải Nhì Nhân tài Đất Việt. Đến năm 2016, các cán bộ khoa học của PTN đã được Giám đốc ĐHQGHN trao tặng Giải thưởng Khoa học và công nghệ ĐHQGHN giai đoạn 2011-2015.

Giám đốc ĐHQG Hà Nội Nguyễn Kim Sơn khẳng định trong năm 2016 Trường ĐHCN đã thực hiện nhiều hoạt động mới trong lĩnh vực đào tạo và khoa học. Về đào tạo, Trường phát triển thêm các chương trình đào tạo dành cho đại học và sau đại học. Về khoa học công nghệ, một số thành quả nghiên cứu khoa học được các nhà khoa học trong nước và quốc tế ghi nhận như sản phẩm vi mạch mã hóa video cùng nhiều sản phẩm khác.

Việc thành lập PTN trọng điểm cấp ĐHQGHN hệ thống tích hợp thông minh tại Trường ĐHCN sẽ làm tăng thêm tiềm lực khoa học và đào tạo cũng như chất lượng nghiên cứu trong Trường. Chủ trương thành lập và phát triển các phòng thí nghiệm thành phòng thí nghiệm trọng điểm cấp ĐHQGHN đã thể hiện quyết tâm và tầm nhìn của ĐHQGHN. Từ những PTN với quy mô nhỏ sẽ là khởi đầu để ĐHQGHN có điều kiện đầu tư và kết hợp mô hình cùng hợp tác với các nhà khoa học ở Việt Nam cũng như trên thế giới. ĐHQGHN luôn kỳ vọng những phát minh sáng chế, thành tựu khoa học mới sẽ ra đời từ đây.

Tại lễ ra mắt, Hiệu trưởng Nguyễn Việt Hà bày tỏ sự vui mừng khi Trường ĐH Công nghệ vinh dự có 2 PTN trong tổng số 7 PTN trọng điểm cấp ĐHQGHN gồm PTN trọng điểm Hệ thống tích hợp thông minh và PTN trọng điểm Công nghệ Micro và Nano.

Trường ĐHCN luôn phấn đấu trở thành trường ĐH định hướng nghiên cứu, phấn đấu nghiên cứu, phát triển các sản phẩm công nghệ và tích hợp nghiên cứu, đào tạo trình độ cao. Qua 10 năm thành lập và phát triển, PTN mục tiêu SIS đã trở thành PTN trọng điểm cấp ĐHQGHN. Điều này cho cho thấy sự quan tâm, chỉ đạo của ĐHQGHN đối với Nhà trường và các định hướng phát triển khoa học công nghệ trình độ cao nhằm phát huy và lan tỏa các kết quả nghiên cứu. Trong giai đoạn tới, Nhà trường sẽ tạo mọi điều kiện để PTN có thể phát huy lợi thế nghiên cứu liên ngành cũng như hướng tới sản phẩm công nghệ đặc sắc hơn nữa.

Trong khuôn khổ chương trình lễ ra mắt, PTN trọng điểm SIS đã tổ chức hội thảo khoa học về mạch tích hợp và hệ thống với sự tham gia, trình bầy của GS. Amara Amara, GS. Yoshijumi Nishio Tokushima cùng đông đảo các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu trong và ngoài trường ĐHCN.

Nguồn: vista.gov.vn

Số lượt đọc: 4711

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)