Tin KHCN nước ngoài
Nghiên cứu các mô hình nguy cơ sóng thần cho Florida và Cuba (21/12/2016)
-   +   A-   A+   In  

Mặc dù vùng biển Caribbean không được cho là có nguy cơ sóng thần nhưng một nghiên cứu mới đây của các nhà nghiên cứu Trường Đại học Miami (UM) đã ngụ ý rằng trong quá khứ các vụ lở đất xảy ra dưới đáy biển trên sườn dốc của bãi ngầm lớn nhất của Bahama đã tạo ra các cơn sóng thần và có khả năng xảy ra thêm một lần nữa trong tương lai.

“Nghiên cứu của chúng tôi cảnh báo đến nguy cơ sạt lở đất dưới đáy biển có thể gây ra sóng thần”, Jara Schnyder, nghiên cứu sinh tại UM, và là tác giả đứng đầu nghiên cứu cho biết. “Cho dù khoảng cách từ các sườn dốc bị lở đất này đến bờ biển của Florida và Cuba là ngắn cho nên ít khả năng xảy ra sóng thần là thấp nhưng khi các biến cố tác động lớn sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm”.

 

Bắng cách sử dụng các phép đo đa chùm tia xuyên sâu và các dữ liệu phản ánh địa chất, nhóm nghiên cứu đã xác định được những vết nứt bờ biển và những vụ lở đất dưới đáy đại dương dọc theo sườn dốc phía tây bãi ngầm lớn nhất Bahama - nền tảng cacbonat lớn nhất tạo nên các quần đảo Bahamas. Những vụ lở đất này dài vài kilomet và khối lượng lở đất rơi xuống lưu vực có thể lên đến 20 kilomet (12 dặm).

 

Một “vết sẹo” có chiều dài gần 100 kilomet (70 dặm) mới xuất hiện được xác định là nguy cơ xảy ra một vụ lở đất trong tương lai, điều này có thể bị kích hoạt bởi các con động đất xảy ra theo từng thời điểm ở ngoài khơi bờ biển Cuba.

 

Thông thường, các nhà khoa học ứng dụng các mô hình toán học để đánh giá nguy cơ và khả năng sóng thần ở Mỹ. Sau đó họ dựa theo các sóng của sóng thần để đưa ra nhiều kịch bản của vụ lở đất ngầm dưới đáy biển bắt nguồn từ các bãi ngầm lớn nhất Bahama này để xác minh những vụ lở đất dưới đáy biển này và các vết đứt gãy bờ biền trong khu vực này có thể tạo ra các dòng biển nguy hiểm và có thể gây ra các cơn sóng thần nguy hiểm có độ cao vài mét dọc theo bờ biển phía đông của Florida và phía bắc Cuba.

 

“Như vậy, người dân ở các khu vực này cần phải nhận thức rằng sóng thần không nhất thiết phải được tạo ra bởi trận động đất lớn, mà nó cũng có thể do các vụ lở đất dưới đáy biển bị kích thích bởi các trận động đất nhỏ hơn tạo ra", Gregor Eberli, Chuyên gia tại Trường Đại học UM, và là tác giả cao cấp của nghiên cứu, cho biết.

 

Công trình nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Scientific Reports. Các tác giả của bài báo bao gồm: Jara S.D. Schnyder, Gregor P. Eberli của Trường Đại học UM Miami, James T. Kirby, Fengyan Shi, và Babak Tehranirad của Trường Đại học Delaware, Thierry Mulder và Emmanuelle Ducassou của Trường đại học Bordeaux - Pháp, và Dierk Hebbeln và Paul Wintersteller của Trường Đại học Bremen-Đức.

 

Sóng thần là một loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của nước đại dương bị chuyển dịch chớp nhoáng trên một quy mô lớn. Động đất cùng những dịch chuyển địa chất lớn bên trên hoặc bên dưới mặt nước, núi lửa phun và va chạm thiên thạch đều có khả năng gây ra sóng thần.

 

Mỗi năm trên Trái đất có chừng 500.000 đến 1 triệu vụ rung chấn địa chất do các dụng cụ đo lường phát hiện được, trong đó có chừng 100.000 vụ có thể làm rung rinh ngôi nhà, nghiêng đảo một chậu nước, mà ta cảm nhận được gọi là động đất và 1.000 vụ gây hại thực sự. Trong đó, lịch sử đã ghi lại nhiều trận động đất và sóng thần nghiêm trọng.

Nguồn: vista.gov.vn

Số lượt đọc: 3883

Về trang trước Về đầu trang