Tin KHCN trong tỉnh
Ứng dụng công nghệ nano và các giải pháp thay thế chất cấm, lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi (07/12/2016)
-   +   A-   A+   In  

Ngày 2/12/2016, Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN (Sở KH&CN) đã tổ chức buổi báo cáo chuyên đề “Ứng dụng công nghệ nano và các giải pháp thay thế chất cấm, lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi”. Tham dự buổi báo cáo có gần 120 khách mời là đại diện các cơ quan- đơn vị quản lý, cũng như các hơp tác xã, chủ trang trại, hộ nông dân của các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực chăn nuôi.

Báo cáo chuyên đề đã cung cấp cho các cán bộ quản lý, hợp tác xã, trang trại, hộ nông dân, trên địa bàn những kiến thức về công nghệ nano và ứng dụng trong chăn nuôi hiện nay. Đồng thời đưa ra các giải pháp chăn nuôi an toàn, không lạm dụng kháng sinh và mô hình chăn nuôi không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Theo báo cáo viên Ts Nguyễn Văn Bắc (Văn phòng thường trực tại Nam Bộ - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia) thì công nghệ nano (nanotechnology) đang làm một cuộc cách mạng trong nhiều ngành công nghiệp. Đối với ngành nông nghiệp, công nghệ nano cũng đang được nghiên cứu để áp dụng vào sản xuất. Công nghệ nano đã tạo ra được những hạt bạc có kích thước nano (Nanobiotic-Ag) có đặc tính sinh học cao, độc tính thấp và không có tính kháng thuốc. Không những thế Nanobiotic-Ag còn có thể tăng hoạt động chuyển hoá tế bào, từ đó dẫn đến tăng tốc độ sinh trưởng của động vật. Nano bạc trong chăn nuôi được sử dụng như một loại thuốc sát khuẩn chuồng trại, khử mùi hôi chuồng trại, tiêu diệt mầm bệnh, các loại vi khuẩn, vi rút có hại cho vật nuôi, cực kỳ hiệu quả trong việc phòng dịch và dập dịch, và hoàn toàn không độc hại cho người và vật nuôi.

Cũng theo Ts Nguyễn Văn Bắc thì câu chuyện dùng chất cấm trong chăn nuôi tuy không mới, đã bị cấm 13 năm nay nhưng một số người chăn nuôi và thương lái vẫn lén lút sử dụng vì lợi nhuận mà bất chấp sức khỏe của người tiêu dùng. Ts Nguyễn Văn Bắc gợi ý các biện pháp chăn nuôi an toàn nhưng vẫn thu được lợi nhuận kinh tế cao là: đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng VietGap; Chăn nuôi An toàn sinh học; Sử dụng các biện pháp lai tạo và đưa nhanh các giống vật nuôi có tỷ lệ thịt nạc cao vào sản xuất; Tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học, các chất thay thế chất bị cấm sử dụng; Các chế phẩm cung cấp kháng thể; sử dụng các kháng sinh thảo dược, …

Buổi báo cáo chuyên đề đã thực sự mang lại nhiều kiến thức hữu ích, sát với thực tế sản xuất của địa phương, giúp chủ trang trại và người dân có cách nhìn mới trong chăn nuôi vừa an toàn, bảo vệ môi trường nhưng hiệu quả kinh tế cao. 

Nguồn: Lê Huệ - bavutex

Số lượt đọc: 6453

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Tập huấn “Chuyên đề bảo mật phân tích mã độc – cấp độ cơ bản dành cho quản trị mạng các sở, ban, ngành/các huyện, thành phố thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” (18/08/2017)
  • Thí điểm mô hình "Ngã tư thông minh" (15/08/2017)
  • Hội đồng tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện đề tài “Xác định nguyên nhân gây tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và đề xuất các biện pháp kiểm soát dư lượng thuốc có trong sản phẩm hạt tiêu được sản xuất tại tỉnh BR-VT đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường châu Âu (EU)” (10/08/2017)
  • Buổi nói chuyện của Giáo sư Ngô Bảo Châu về Khoa học và Công nghệ với HS-SV và trí thức tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (10/08/2017)
  • Hội đồng nghiệm thu đề án "Quản lý và sử dụng trí thức tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu" (04/08/2017)
  • Nghị quyết 05 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về phát triển triển khoa học và công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 (03/08/2017)
  • Hội đồng tư vấn giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện dự án Lựa chọn mô hình ứng dụng phục hồi san hô cứng tại Khu Ramsar Vườn quốc gia Côn Đảo (03/08/2017)
  • Lễ trao giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ cho công ty TNHH SX-TM Đại Nam (03/08/2017)
  • Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 của BCH Đảng bộ tỉnh BR-VT (02/08/2017)
  • Nghị quyết 08 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng biển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 (02/08/2017)