Tin KHCN trong nước
Dập lửa nhanh bằng công nghệ ‘bùng nổ’ hơi nước (06/12/2016)
-   +   A-   A+   In  

 “Bùng nổ thủy khí hóa hơi sương” là công nghệ chữa cháy được ông Phan Đình Phương, Tổng Giám đốc Công ty An Sinh Xanh, Đà Nẵng phát triển, giúp mỗi m3 nước “bùng nổ” thành 1.500 m3 hơi sương ngay ở nhiệt độ thường và áp suất thấp.

Công nghệ “Bùng nổ thủy khí hóa sương” là kết quả 17 năm nghiên cứu của kỹ sư Phan Đình Phương và các cộng sự, bắt đầu từ một trăn trở. Các tiêu chuẩn phòng cháy, chữa cháy quốc tế và Việt Nam quy định các tòa nhà và công trình bắt buộc chứa từ 40 đến 400 mét khối nước để chữa cháy. “Không cần cháy mà chỉ cần phun hết chừng đó nước vào thì sập nhà luôn còn gì”, kỹ sư Phương nói.

 

Nguyên Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân (thứ hai từ trái sang) đánh giá cao sản phẩm của kỹ sư Phan Đình Phương (ngoài cùng bên phải).

 

Sau một thời gian dài tìm tòi nghiên cứu với nhiều thử nghiệm, kỹ sư Phan Đình Phương, sáng tạo công nghệ “Bùng nổ thủy khí hóa hơi sương” (tên tiếng Anh là AERO-HDRODYNAMIC FLASHING FOG ANSINHXANH, ký hiệu AFFA 1.500).

 

Thay vì dập lửa trực tiếp bằng nước, công nghệ này biến một mét khối nước bùng nổ thành 1.500 mét khối hơi sương ngay tại nhiệt độ thường và áp suất thấp 5-8 at. Nhờ đó bao trùm kín cả vùng chân đám cháy, làm lạnh và pha loãng oxy, phá hủy dây chuyền tiền phản ứng chuẩn bị cho sự cháy nên lửa tắt ngay trong chớp mắt. Khi chữa cháy, lượng nước phun vào được tiết giảm xuống hơn mười lần nhưng tốc độ tắt lửa tăng nhanh gấp hàng chục lần.

 

Công nghệ chữa cháy này còn được gọi là công nghệ 6 không: không cần cấp năng lượng, không cần nổ máy, không cần máy nén khí, không cần bọt, không ướt tài sản, không “ngủ” (có thể hoạt động 24/7). Công nghệ này cũng dập tắt nhanh đám cháy xăng dầu cực lớn mà hoàn toàn không cần bọt hóa học.

 

Công ty An Sinh đã chế tạo nhiều thiết bị chữa cháy đủ cỡ như máy chữa cháy cố định, xe chữa cháy đẩy tay, ba lô đeo vai và xe ô tô chữa cháy AFFA 1.500. Riêng xe ô tô chữa cháy AFFA 1.500 có dùng chất chữa cháy là khí khô và sạch, nhờ đó vừa đảm bảo an toàn cho người, vừa không làm ướt tài sản, máy tính, tiền bạc và các kỷ vật quan trọng. Trong trường hợp đám cháy xảy ra ở các nhà máy, tầng hầm sâu, xe AFFA 1.500 có phun luồng hơi sương khổng lồ (như sản phẩm công ty sử dụng để phun trên cầu Rồng Đà Nẵng) cho lửa tự tắt. Lính chữa cháy không phải vào sâu trong vùng đầy khói độc, không phải đập phá công trình để phun nước vào.

 

Với công nghệ này, hơi sương sẽ bao kín vùng chân đám cháy, làm lạnh và pha loãng oxy, phá hủy tiền phản ứng cháy nên làm tắt lửa ngay. Máy chữa cháy AFFA 1500 ứng dụng công nghệ này giúp giảm hơn 10 lần lượng nước cần phun và tăng hàng chục lần tốc độ dập tắt lửa, lại không làm ướt tài sản.

 

Tuy được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ cấp bằng độc quyền sáng chế, được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới chấm 10 điểm A nhưng công nghệ này vẫn chưa được triển khai đại trà tại các cơ quan phòng cháy chữa cháy Việt Nam.

 

TS. Nguyễn Tuấn Anh, Đại học Phòng cháy chữa cháy cho biết, máy AFFA 1500 ứng dụng công nghệ này giúp dập lửa nhanh, tiết kiệm kinh phí, cách vận hành đơn giản, lại không làm hỏng các thiết bị điện tử. Vì thế, đây là phương pháp có triển vọng lớn để phát triển công tác chữa cháy.

Nguồn: vista.gov.vn

Số lượt đọc: 5282

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao (22/10/2018)
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)