Tin KHCN trong nước
Tổ chức Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017 (24/11/2016)
-   +   A-   A+   In  

Giải thưởng Tạ Quang Bửu được tổ chức hằng năm nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, góp phần thúc đẩy khoa học công nghệ Việt Nam hội nhập và phát triển.

Giải thưởng được xét tặng cho các công trình nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, bao gồm: a- Khoa học tự nhiên: toán học, khoa học máy tính và thông tin, vật lý, hóa học, các khoa học trái đất và môi trường, sinh học, khoa học tự nhiên khác; b- Khoa học kỹ thuật và công nghệ; c- Khoa học y, dược; d- Khoa học nông nghiệp.

 

Đối tượng tham gia Giải thưởng Tạ Quang Bửu là tác giả của công trình nghiên cứu khoa học cơ bản xuất sắc thuộc các lĩnh vực xét tặng Giải thưởng.

 

Cơ cấu giải thưởng gồm: Từ 01-03 Giải thưởng dành cho tác giả của công trình khoa học; 01 Giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ (dưới 35 tuổi) là tác giả của công trình khoa học. Nhà khoa học được tặng Giải thưởng sẽ được nhận Bằng chứng nhận Giải thưởng và tiền thưởng.

 

Các tổ chức, các nhân đề cử hoặc tự ứng cử gửi hồ sơ đăng ký xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu tới Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia từ ngày 22/11/2016 đến hết ngày 21/01/2017. Công tác xét chọn Giải thưởng sẽ diễn ra từ tháng 2/2017 đến tháng 4/2017. Trao giải thưởng vào tháng 5/2017.

 

Hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng, do cá nhân, tổ chức khoa học và công nghệ đề cử hoặc cá nhân nhà khoa học ứng cử, bao gồm: a) Đăng ký tham gia xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu (theo mẫu); b) Bài báo công bố công trình khoa học theo quy định; c) Thuyết minh công trình khoa học (theo mẫu); d) Lý lịch khoa học (theo mẫu); đ) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (trường hợp công trình khoa học là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng hoặc nhận hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước); e) Các tài liệu có liên quan khác (nếu có).

 

Trường hợp hồ sơ được lựa chọn đưa vào đánh giá tại Hội đồng Giải thưởng, tác giả được xem xét trao Giải thưởng phải bổ sung bản xác nhận về mức độ đóng góp đối với công trình khoa học từ các tác giả còn lại của công trình.

 

Hồ sơ đăng ký đề nghị gửi tới: Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia; Địa chỉ: Tầng 4, 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội; Điện thoại: 84-4-39.367.750. Hồ sơ bản mềm được gửi tới email: nafosted@most.gov.vn và cc tới email: nman@most.gov.vn.

 

Được biết, Giải thưởng năm 2016 được trao cho 3 nhà khoa học xuất sắc. Điểm đặc biệt là Giải thưởng đều được trao cho các nhà khoa học có tuổi đời còn trẻ với những công trình khoa học mang tầm quốc tế.

Nguồn: chinhphu.vn

Số lượt đọc: 4131

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Những tiến bộ trong nghiên cứu, ứng dụng giống vật nuôi tại Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu, đề xuất định hướng thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu giải pháp tạo nguồn và kỹ thuật tưới tiết kiệm nước nhằm phát triển bền vững cây điều vùng Đông Nam Bộ (23/12/2020)
  • Khai thác và phát triển nguồn gen Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T. Tsai et K.M. Feng) và Hoàng liên Ô rô (Mahonia nepalensis DC) làm nguyên liệu sản xuất thuốc (23/12/2020)
  • Nghiên cứu phát triển kỹ thuật đo liều bức xạ nơtron (23/12/2020)
  • Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng (23/12/2020)
  • Hoàn thiện công nghệ trồng trọt, sản xuất cao định chuẩn và sản xuất chế phẩm từ cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult) hỗ trợ điều trị đái tháo đường (23/12/2020)
  • Sản xuất thử nghiệm xúc xích lên men khô và bán khô bằng công nghệ vi sinh (23/12/2020)
  • Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và công nghệ sản xuất giống hiện đại phát triển giống lúa chất lượng cao tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang (23/12/2020)
  • Sàng lọc phân tử các bacteriocin có tiềm năng kháng ung thư từ khu hệ vi sinh vật người bằng cách tiếp cận tin sinh học và sinh học phân tử (23/12/2020)