Tin KHCN trong nước
Cầu nông thôn sử dụng công nghệ bê tông tính năng siêu cao UHPC (01/09/2016)
-   +   A-   A+   In  
Các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng (IBST) đã nghiên cứu, làm chủ và chế tạo thành công phiến dầm cầu bê tông ứng suất trước tính năng siêu cao cốt sợi mảnh (UHPC).

Các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng (IBST) đã nghiên cứu, làm chủ và chế tạo thành công phiến dầm cầu bê tông ứng suất trước tính năng siêu cao cốt sợi mảnh (UHPC). Phiến dầm cầu theo công nghệ UHPC có khả năng chịu lực tốt hơn nhiều so với dầm cầu bê tông thường (cùng kích thước), rất có ý nghĩa trong việc nâng cao chất lượng và tuổi thọ, phục vụ xây dựng các công trình cầu nông thôn.

alt

Kết quả thử tải cho thấy, phiến dầm cầu tại cấp tải gấp 10 lần tải trọng phân bố 1025 kg/m2, tức là gấp 3,5 lần tải thiết kế mà vẫn không xuất hiện vết nứt; tỷ lệ võng so với chiều dài dầm khoảng 1/290L, đảm bảo yêu cầu thiết kế. Đặc biệt, giá thành sản xuất phiến dầm cầu theo công nghệ UHPC tại phân xưởng chỉ bằng khoảng 80% so với dầm bê tông truyền thống. Với công nghệ đã được làm chủ, IBST có thể thiết kế thành phần bê tông, thiết kế kết cấu, cũng như chế tạo các phiến dầm cầu nông thôn - cầu dân sinh có nhịp từ 12-25 m.

Sản phẩm đã được Cục Ứng dụng và Phát triển Công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) nhận làm đầu mối hỗ trợ chuyển giao và triển khai xây dựng tại công trình Cầu Đập Đá (chiều dài 18 m) tại phường 3, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Sắp tới, sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này tại các tỉnh Ninh Bình, Vĩnh Long, Kiên Giang, nhằm góp phần đẩy nhanh tiến trình thực hiện Đề án xây dựng cầu dân sinh của Bộ Giao thông Vận tải.

Chi tiết xin liên hệ: TS Trần Bá Việt, Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng

81 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội; Tel: 0903406501/04.37561359

Nguồn: khoahocvacongnghevietnam.com.vn

Số lượt đọc: 2638

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Những tiến bộ trong nghiên cứu, ứng dụng giống vật nuôi tại Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu, đề xuất định hướng thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam (23/12/2020)
  • Nghiên cứu giải pháp tạo nguồn và kỹ thuật tưới tiết kiệm nước nhằm phát triển bền vững cây điều vùng Đông Nam Bộ (23/12/2020)
  • Khai thác và phát triển nguồn gen Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T. Tsai et K.M. Feng) và Hoàng liên Ô rô (Mahonia nepalensis DC) làm nguyên liệu sản xuất thuốc (23/12/2020)
  • Nghiên cứu phát triển kỹ thuật đo liều bức xạ nơtron (23/12/2020)
  • Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột nấm men giầu kẽm hữu cơ làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng (23/12/2020)
  • Hoàn thiện công nghệ trồng trọt, sản xuất cao định chuẩn và sản xuất chế phẩm từ cây Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult) hỗ trợ điều trị đái tháo đường (23/12/2020)
  • Sản xuất thử nghiệm xúc xích lên men khô và bán khô bằng công nghệ vi sinh (23/12/2020)
  • Ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và công nghệ sản xuất giống hiện đại phát triển giống lúa chất lượng cao tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang (23/12/2020)
  • Sàng lọc phân tử các bacteriocin có tiềm năng kháng ung thư từ khu hệ vi sinh vật người bằng cách tiếp cận tin sinh học và sinh học phân tử (23/12/2020)