Tin KHCN trong nước
Thành phố Hồ Chí Minh: Ươm tạo doanh nghiệp theo hướng công nghệ cao (01/07/2014)
-   +   A-   A+   In  

Giai đoạn 2014-2020, Thành phố Hồ Chí Minh cần mở rộng quy mô và hoạt động liên kết ươm tạo doanh nghiệp, hình thành các doanh nghiệp khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao nhằm đáp ứng, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của thành phố.

Ý kiến chung trên được các đại biểu đưa ra tại buổi tổng kết thí điểm hoạt động ươm tạo doanh nghiệp và triển khai phương hướng giai đoạn 2014-2020, do Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 26/6/2014.

Hiện thành phố có ba trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ tại trường Đại học Nông Lâm, Đại học Bách Khoa và Khu Nông nghiệp Công nghệ cao. Mỗi vườn ươm hiện có khoảng 10 doanh nghiệp công nghệ đang được ươm tạo và có ba doanh nghiệp đã “tốt nghiệp” để đi vào hoạt động. 

Ông Phan Minh Tân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh cho biết qua 5 năm thí điểm, vườn ươm đã thật sự trở thành nơi thương mại hóa các sản phẩm khoa học, ươm tạo để phát triển những ý tưởng mới, là cơ sở hình thành các doanh nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Đây là nền tảng quan trọng để đổi mới, sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế-xã hội thành phố.

Với mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam có khoảng 4.500 doanh nghiệp KH&CN, các vườn ươm sẽ đóng vai trò khá quan trọng, ông Phan Minh Tân cho rằng cần nhân rộng mô hình ươm tạo các doanh nghiệp công nghệ làm nền tảng thực hiện mục tiêu đó.

Sau thời gian thử nghiệm, thành phố đang có 30 doanh nghiệp công nghệ được ươm tạo, tăng gấp đôi mục tiêu ban đầu đề ra.

Tuy nhiên, tại buổi tổng kết thí điểm hoạt động ươm tạo doanh nghiệp và triển khai phương hướng giai đoạn 2014-2020, các đại biểu cho rằng, cần phải xây dựng đề án phù hợp hơn đối với các vườn ươm nhằm tận dụng thế mạnh của các trường. Đơn cử như thành lập Khu công nghiệp mini tại các trung tâm, với “doanh nghiệp” là các phòng, khoa, bộ môn của các trường. Nhờ nguồn nhân lực dồi dào từ giảng viên, sinh viên, các đơn vị có thể cho ra đời các sản phẩm ứng dụng từ các nghiên cứu khoa học.

Trong định hướng phát triển giai đoạn 2014-2020, Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tập trung hỗ trợ, hoàn thiện các mô hình cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ phù hợp với điều kiện và yêu cầu thực tế; phát triển các cơ sở hiện có theo hướng tăng dần tự chủ về tài chính, lấy doanh nghiệp ươm tạo làm trung tâm; các vườn ươm sẽ mở rộng quy mô và các mô hình liên kết bên ngoài nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sau khi “tốt nghiệp,” đồng thời, xây dựng các lộ trình để từng bước hình thành doanh nghiệp công nghệ cao.

Dự kiến đến năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thiết lập mới thêm 3-5 cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ, hình thành mới khoảng 50 doanh nghiệp, các doanh nghiệp có khả năng tự chủ về tài chính khoảng 50%.

Nguồn: vista

Số lượt đọc: 11764

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao (22/10/2018)
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)