Tin KHCN nước ngoài
Sản xuất điện hạt nhân sẽ tăng trưởng mạnh vào năm 2040 (22/06/2016)
-   +   A-   A+   In  

Sản xuất điện hạt nhân toàn cầu dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi vào năm 2040, theo dự báo mới nhất của Cơ quan Thông tin năng lượng (EIA), Bộ Năng lượng Hoa Kỳ. Hầu hết sự tăng trưởng này sẽ nằm ở các nước đang phát triển, Cơ quan này cho biết.

Trong ấn phẩm “Tổng quan năng lượng quốc tế 2016” của mình, EIA cho biết tổng mức tiêu thụ năng lượng trên thế giới sẽ tăng gần 50%, từ 549.1015 Btu (đơn vị nhiệt Anh) trong năm 2012 lên 815.1015 Btu năm 2040. Sự tăng trưởng này sẽ được thúc đẩy bởi quá trình công nghiệp hóa ở các nước không thuộc OECD, đặc biệt là châu Á, EIA cho biết.

Theo EIA, đến năm 2040, các quốc gia đang phát triển ở châu Á sẽ chiếm hơn một nửa sự gia tăng được dự đoán trong sử dụng năng lượng trên toàn cầu. Sự gia tăng này sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của các thị trường năng lượng thế giới. Vào năm 2040, gần hai phần ba năng lượng sơ cấp của thế giới sẽ được tiêu thụ tại các nền kinh tế không thuộc OECD.

Mặc dù mức tiêu thụ nhiên liệu phi hóa thạch dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh hơn so với mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, nhiên liệu hóa thạch sẽ vẫn chiếm 78% năng lượng sơ cấp được sử dụng trong năm 2040. Than đá sẽ là nguồn năng lượng tăng chậm nhất thế giới, tăng 0,6%/năm từ 153.1015 Btu trong năm 2012 lên 180.1015 Btu năm 2040. Trung Quốc, Hoa Kỳ và Ấn Độ sẽ vẫn là ba nước tiêu thụ hàng than đá đầu, chiếm tới hơn 70% lượng sử dụng than đá trên thế giới. Tiêu thụ khí tự nhiên sẽ tăng 1,9%/năm trong cùng giai đoạn.

Theo EIA, sản xuất điện toàn cầu sẽ tăng 69% trong giai đoạn 2012-2040, từ 21,6 nghìn tỷ kWh trong năm 2012 lên 25,8 nghìn tỷ kWh vào năm 2020 và 36,5 nghìn tỷ kWh vào năm 2040.

Trong khi các nguồn năng lượng tái tạo, được dự báo là nguồn năng lượng phát triển nhanh nhất trên thế giới cho sản xuất điện từ năm 2012 đến năm 2040, tăng trưởng trung bình là 2,9%/năm, năng lượng hạt nhân sẽ tăng nhanh thứ ba sau khí thiên nhiên. Công suất phát điện hạt nhân toàn cầu được dự đoán sẽ tăng 2,3% /năm giai đoạn 2012-2040, từ 2,3 nghìn tỷ kWh lên 4,5 nghìn tỷ kWh. Thị phần của năng lượng sơ cấp trong giai đoạn này sẽ tăng từ 4% đến 6%.

Những người quan ngại về an ninh năng lượng và phát thải khí nhà kính sẽ ủng hộ cho sự gia tăng công suất phát điện hạt nhân. Chỉ riêng Trung Quốc đã có kế hoạch tăng thêm 139 GWe công suất điện hạt nhân vào năm 2040, chiếm 61% tăng trưởng công suất điện hạt nhân của thế giới.

Trong số các nước OECD, chỉ có Hàn Quốc là có kế hoạch "gia tăng đáng kể" công suất điện hạt nhân (15 GWe). Tuy nhiên, các lò phản ứng bị đóng cửa ở Canada và châu Âu, cùng với sự suy giảm công suất tại Nhật Bản, sẽ cho thấy một sự sụt giảm chung là 6 Gwe công suất điện hạt nhân ở các nước OECD năm 2040.

Mặc dù di chuyển theo hướng nguồn năng lượng cacbon thấp hơn, lượng phát thải CO2 liên quan đến sản xuất năng lượng dự kiến tăng từ 32 tỷ tấn trong 2012 lên 36 tỷ tấn vào năm 2020 và sau đó tăng lên 43 tỷ tấn vào năm 2040, tăng 34% từ năm 2012 đến năm 2040. Phần lớn sự gia tăng khí thải này là do các quốc gia đang phát triển không thuộc OECD, nhiều trong số đó tiếp tục phải dựa rất nhiều vào nhiên liệu hóa thạch để đáp ứng sự phát triển nhanh về nhu cầu năng lượng.

Nguồn: vista.gov.vn

Số lượt đọc: 3450

Về trang trước Về đầu trang