Tin KHCN nước ngoài
Phát minh nhỏ bé này sẽ cứu hàng triệu người trên thế giới khỏi tình trạng thiếu nước sạch (23/05/2016)
-   +   A-   A+   In  

Thiếu nước sạch là một trong những thảm họa tự nhiên đã được các nhà khoa học đưa ra dự đoán về việc nó sẽ trở thành cơn ác mộng của nhân loại nếu tình trạng Trái đất nóng lên cứ tiếp diễn như hiện nay.

Các nhà khoa học thuộc ĐH Uppsala ở Thụy Điển vừa qua đã thành công trong việc phát triển ý tưởng dùng giấy để lọc bỏ các virus, vi khuẩn có trong nước- giúp ích cho hàng trăm triệu người trên thế giới có nước sạch để sử dụng.

Được biết, những tờ giấy đặc biệt này có cấu tạo từ các sợi nano cellulose siêu mỏng - phát triển từ tảo xanh và được đặt tên là "mille-feuille" - tên một loại bánh của Pháp với "hàng ngàn lớp bánh".

Có tới hơn 748 triệu người trên thế giới không được sử dụng nước sạch.
Có tới hơn 748 triệu người trên thế giới không được sử dụng nước sạch.

Nhà nghiên cứu Albert Mihranyan từ Đại học Uppsala ở Thụy Điển chia sẻ:"Mục tiêu của chúng tôi là phát triển một loại giấy lọc có thể loại bỏ ngay cả những virus nhỏ nhất có trong nước bẩn dễ dàng như pha cà phê.

Bằng cách sử dụng các phương pháp đơn giản với vật liệu lọc trực tiếp từ thiên nhiên, tôi tin rằng giấy lọc này có thể trở thành giải pháp lọc nước toàn cầu với giá phải chăng. Qua đó, sản phẩm có thể cứu được mạng sống của hàng triệu triệu người trên thế giới".

Được biết, tại thời điểm này, có tới hơn 748 triệu người trên thế giới không được tiếp cận với nước sạch và vệ sinh cơ bản. Các bệnh lây truyền qua đường nước là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra số người tử vong trên thế giới, đặc biệt là với trẻ em dưới 5 tuổi.

Trong số những bệnh nhiễm trùng liên quan đến nước, các loại virus tồn tại trong nước bẩn lại càng nguy hiểm. Những cư dân này gặp nhiều khó khăn trong việc lọc bỏ virus trong nước vì chúng quá nhỏ bé, mà dường như đã "miễn nhiễm" với thuốc khử trùng Clo.

Hình ảnh giấy lọc dưới kính hiển vi chứa hàng ngàn lớp - có khả năng lọc bỏ virus nhỏ nhất.
Hình ảnh giấy lọc dưới kính hiển vi chứa hàng ngàn lớp - có khả năng lọc bỏ virus nhỏ nhất.

Do đó, các chuyên gia đã nghiên cứu và tìm ra cơ chế mille-feuille. Với việc sử dụng nhiều lớp sợi nano, giấy có những lỗ chân lông siêu nhỏ để lọc bỏ các loại virus như cúm. Việc bạn cần làm là đặt giấy vào bình lọc và đổ nước sông, nước suối hay nước giếng vào. Kết quả thu được là nước sạch đã hết vi khuẩn.

Hay nhất, giấy này có thể sử dụng lâu dài và có thể phân phối đến những nơi cần thiết - quốc gia chưa và đang phát triển mà không hề gặp khó khăn nào.

Mihranyan nói thêm rằng: "Thiếu nước sạch là một vấn không chỉ tồn tại ở các quốc gia có thu nhập thấp. Và virus trong nước bẩn cũng từng gây ra nhiều bệnh địch lớn ở châu châu Âu trong quá khứ, trong đó có Thụy Điển".

Trong tương lai, các chuyên gia sẽ phát triển bộ lọc này để giúp sản xuất các protein trị liệu và vaccine.

Teri Dankovich thuộc Đại học Duke (Mỹ), người không tham gia vào cuộc nghiên cứu nói rằng, giấy lọc này cho thấy tiềm năng lớn để lọc nước với giá cả phải chăng ở vùng sâu vùng xa. Nhưng bà cũng cho rằng, điều quan trọng nhất với các nhà nghiên cứu là xác định tuổi thọ của bộ lọc trước khi nó bị tắc nghẽn.

Để giải quyết vấn đề này, các chuyên gia đang mở rộng mô hình sản xuất để đảm bảo sản phẩm vẫn rẻ và đáng tin cậy.

Nghiên cứu được đăng trong Materials Horizons.

Hình ảnh giấy lọc dưới kính hiển vi chứa hàng ngàn lớp - có khả năng lọc bỏ virus nhỏ nhất.

Nguồn: Trí Thức Trẻ

Số lượt đọc: 4741

Về trang trước Về đầu trang